Tổng hợp bí quyết kinh doanh mỹ phẩm thành công, ‘hốt bạc”

- NGUYỄN PHÚC HẠNH - - 868 Lượt xem
Đánh giá post

Trong thời điểm mà người người nhà nhà đều đổ xô vào kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm thì bạn cần lưu ý những gì để có thể “hốt bạc” thành công? Trong bài viết này IFREE sẽ chia sẻ với các bạn các lưu ý khi kinh doanh mỹ phẩm, phù hợp cho cả các bạn mở cửa hàng mỹ phẩm vừa và nhỏ hay cả các bạn có dự định bán mỹ phẩm online.

1. Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Trong thị trường quá nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và có phương thức quản lý cũng như hoạt động kinh doanh thành công với mặt hàng này. Đầu tiên, để kinh doanh mỹ phẩm thành công bạn cần phải xác định kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn và cần vào những khoản mục nào.

Số vốn bạn có sẽ chi phối đến hình thức và quy mô kinh doanh của bạn là kinh doanh mỹ phẩm chuyên biệt hay All in one. Nếu có ít vốn thì bạn có thể chọn hình thức kinh doanh mỹ phẩm online trên các sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội hoặc mở cửa hàng với quy mô nhỏ hơn, tập trung vào một vài sản phẩm chủ chốt. Trường hợp bạn có số vốn lớn thì có thể đầu tư kỹ lưỡng để mở một cửa hàng lớn với mặt bằng rộng, đầy đủ trang thiết bị, kết hợp với việc bán hàng đa kênh, đa dạng hơn về mặt hàng sẽ nhập.

kinh doanh mỹ phẩm
Vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn xác định kinh doanh mỹ phẩm

Tuy nhiên, dù bạn có vốn nhiều hay ít thì cũng cần tính toán thật cẩn thận, lên kế hoạch thu chi rõ ràng, đầu tư vào những mục cần thiết như:

– Chi phí nhập hàng

Tùy theo mặt hàng bạn muốn nhập là các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng hay mỹ phẩm bình dân thì số vốn bạn bỏ ra để nhập hàng cũng dao động như vậy. Nếu bạn đầu tư ít vốn thì nên nhập số lượng nhỏ, ít hàng nhưng cần đa dạng chủng loại. Còn muốn nhập nguồn mỹ phẩm cao cấp từ các thương hiệu nổi tiếng thì số vốn đầu tư cho nguồn hàng ban đầu ít nhất cũng khoảng 100-200 triệu đồng.

>> Xem bài viết: Kinh doanh mỹ phẩm online lấy hàng ở đâu giá tốt nhất?

– Chi phí thuê và cải tạo mặt bằng

Tùy theo diện tích và vị trí mặt bằng mà sẽ có những mức giá khác nhau nhưng đây lại là chi phí bắt buộc phải có khi bạn chọn loại hình kinh doanh mỹ phẩm offline. Trong thời gian đầu mở bán chưa được nhiều thì nên tránh chọn địa điểm có giá thuê quá cao vì sẽ gây gánh nặng và áp lực khi doanh thu chưa về.

Lời khuyên của chúng tôi là hãy đi tìm và dò hỏi nhiều mặt bằng kinh doanh bạn thấy phù hợp với cửa hàng mình sắp mở cùng chi phí hợp lý. Thông thường chi phí thuê mặt bằng ở thành phố vị trí mặt đường dao động từ 8-15 triệu/tháng (khoảng 30 mét vuông) và bạn sẽ phải trả trước một khoản đặt cọc khoảng 3 – 6 tháng.

Sau khi thuê được mặt bằng chắc chắn sẽ phát sinh thêm chi phí cải tạo mặt bằng (sơn lại tường, sửa nền nhà, sửa chữa bảng biển hiệu, trang trí…). Đây là chi phí bạn nên cân nhắc và lựa chọn đơn vị thi công uy tín.

kinh doanh mỹ phẩm hàn quốc
Trang trí cửa hàng mỹ phẩm đẹp là một phương pháp thu hút khách hàng

Mua tủ kệ đựng mỹ phẩm cũng là chi phí cần thiết, bạn nên chọn các loại tủ trưng bày màu trắng hoặc kính trong suốt tạo không gian thoáng đãng, nổi bật cho sản phẩm trong cửa hàng. Nếu bạn muốn tiết kiệm có thể tìm mua các loại tủ kệ thanh lý giá rẻ và sửa lại phù hợp với concept của cửa hàng.

– Chi phí thuê nhân viên

Đối với cửa hàng nhỏ hoặc kinh doanh online, thì việc tuyển thêm nhân viên khá là tốn kém. Vì vậy các chủ cửa hàng thường làm luôn công việc bán hàng, tư vấn khách, trông coi cửa hàng, đóng gói hàng (cho khách đặt ship)… như vậy sẽ giảm đi được một phần chi phí nhưng đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra nhiều sức lực và thời gian hơn cho cửa hàng của mình.

Nếu là cửa hàng lớn mà bạn không thể tự mình xử lý quá nhiều đầu việc thì nên trích ra một khoản để thuê nhân viên. Hiện nay, mức lương cho nhân viên bán hàng thường tầm 5-8 triệu/tháng. Thường các cửa hàng kinh doanh thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng tại Việt Nam sẽ chọn nhân viên nữ trẻ có hiểu biết về sản phẩm để vừa tư vấn cho khách hàng vừa trông coi cửa hàng.

kinh doanh mỹ phẩm chính hãng
Thuê nhân viên tư vấn khách hàng khi cửa hàng lớn và đông khách

– Chi phí dành cho phần mềm quản lý bán hàng

Đối với một số người thì chi phí này sẽ không cần thiết, tuy nhiên bỏ ra một chi phí rất nhỏ để có được một công cụ quản lý kinh doanh chuyên nghiệp, có thể thu thập và quản lý thông tin về khách hàng, quản lý tài chính dễ dàng, kiểm soát hàng tồn kho, công nợ một cách nhanh chóng,… thì đây là một mục rất đáng để đầu tư.

kinh doanh mỹ phẩm cần điều kiện gì
Đầu tư vào phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm

– Chi phí xây dựng và phát triển các kênh bán hàng

Ngoài hình thức kinh doanh mỹ phẩm trực tiếp tại cửa hàng thì các shop kinh doanh mỹ phẩm nên đầu tư thêm hình thức bán online với các chi phí cần thiết như:

  •  Chi phí xây dựng và phát triển Website bán hàng
  • Mở cửa hàng online trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo…)
  • Chạy quảng cáo trên mạng xã hội (Fanpage, Tik Tok…)
  •  Xây dựng thêm App Mobile của cửa hàng (nếu có điều kiện)
kinh doanh mỹ phẩm cần điều kiện gì
Sàn thương mại điện tử giúp bạn dễ dàng tiếp cận người mua hàng

– Các chi phí phát sinh khác

Thông thường các loại chi phí phát sinh sẽ chiếm số vốn không quá lớn và cũng không thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải chuẩn bị trước một số vốn nhỏ để đề phòng. Ví dụ, bạn nên có sẵn nguồn vốn dự trù để duy trì hoạt động trong những tháng đầu kinh doanh khi chưa thể thu hồi lại vốn hoặc một số khoản liên quan tới các loại giấy phép, giấy tờ kinh doanh, ..

2. Những lưu ý cần nắm khi kinh doanh mỹ phẩm

Với các bạn mới bắt đầu kinh doanh, sau khi đã chuẩn bị vốn để mở shop kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần lưu ý những điều sau đây để kinh doanh mỹ phẩm “hốt bạc” tránh rủi ro thua lỗ.

2.1 Bạn sẽ bán mặt hàng, sản phẩm mỹ phẩm nào?

Hiện nay có rất đa dạng phân khúc các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng từ nguồn gốc xuất xứ cho tới giá thành chất lượng khác nhau. Chính vì vậy mà chủ shop phải lựa chọn được mình sẽ bán sản phẩm gì và tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng uy tín.

Ví dụ, bạn muốn bán mỹ phẩm Hàn Quốc thiên về dòng chăm sóc da với giá cả bình dân thì bạn cần tìm nguồn cung cấp uy tín, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp mỹ phẩm chính hãng tại đất nước Hàn Quốc. Hay bạn muốn bán các dòng makeup tầm trung thì có thể lựa chọn bán mỹ phẩm nội địa Trung hay chọn bán mỹ phẩm từ nhà cung cấp dễ kiếm như L’Oréal, Unilever…

kinh doanh mỹ phẩm
Lựa chọn mặt hàng muốn bán theo nhu cầu thị trường và số vốn có

Ngoài ra, bạn có thể tự kinh doanh mỹ phẩm mang thương hiệu của chính mình, với nền tảng là hợp tác với một công ty sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu uy tín như IFREE. Sở hữu phòng R&D dày dặn kinh nghiệm với hơn 3000 công thức mỹ phẩm đã được nghiên cứu và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, cùng nhà máy sản xuất  chuẩn cGMP và đội ngũ hỗ trợ kinh doanh mỹ phẩm từ A-Z. Đảm bảo bạn sẽ kiến tạo được nhãn hàng mỹ phẩm đúng chất riêng với sản phẩm chất lượng theo đúng ý muốn. 

kinh doanh mỹ phẩm cùng IFREE
Hợp tác với IFREE để kinh doanh mỹ phẩm có thương hiệu riêng mình

2.2 Lập bảng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết

Kinh doanh không hề dễ nếu không có sự chuẩn bị và kế hoạch cụ thể. Để quản lý và vận hành một cửa hàng mỹ phẩm với đa dạng những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thì lên kế hoạch là điều cần thiết.

Ví dụ, giai đoạn đầu kinh doanh bạn sẽ dự trù số vốn chi ra và thu về là bao nhiêu, dự trù các loại kinh phí, tính toán thuê nhân viên, số lượng sản phẩm nhập về, số lượng bán ra, khả năng thua lỗ, các chi phí phát sinh…

kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm
Lập bảng kế hoạch chi tiết trước khi kinh doanh mỹ phẩm

Để hạn chế tối đa tình trạng thất thoát hàng hoá hoặc sai lệch về số liệu khi sử dụng cách tính toán bằng sổ sách truyền thống, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Các tính năng tự động hóa phân chia sản phẩm theo mã vạch, tự động đối soát với kho hàng, dễ dàng theo dõi và quản lý hiệu quả.

Bên cạnh đó, nên kết hợp kinh doanh cửa hàng truyền thống và online cùng lúc để đẩy mạnh sản phẩm và tăng độ nhận diện của cửa hàng.

2.3 Xác định đối tượng khách hàng

Dù bán bất cứ mặt hàng nào thì trước tiên bạn phải tìm hiểu kỹ về đối tượng mục tiêu khách hàng muốn hướng tới. Xác định sở thích, thói quen sử dụng về dòng mỹ phẩm mà mỗi đối tượng khách hàng có.

Theo nhiều thống kê cho thấy, những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thường thu hút các đối tượng: Phụ nữ, học sinh, sinh viên và dân văn phòng. Trong số đó, độ tuổi giới trẻ từ 18-28 tuổi thường dành nhiều thời gian mua hàng trên mạng và có nhu cầu mua hàng giá cả tầm trung, họ có xu hướng mua hàng theo “trend” khi sản phẩm nổi lên ở một số thời điểm. Còn đối tượng dân văn phòng từ 25-40 tuổi lại thiên về dòng chăm sóc da cao cấp, giá cả từ trung bình cho đến khá cao và thường là các sản phẩm từ nhãn hiệu đã nổi tiếng thế giới.

kinh doanh mỹ phẩm cần những gì
Theo thống kê, đối tượng hay mua mỹ phẩm thường là phụ nữ từ 23-40 tuổi khu vực thành phố

2.4 Đăng ký kinh doanh và hoàn thành các thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm

Bạn muốn mở cửa hàng mỹ phẩm nhằm mục đích sinh lợi nhuận, bạn phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Có 2 hình thức để đăng ký giấy phép kinh doanh là kinh doanh hộ gia đình hoặc thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm. Nếu bạn bán online không có địa điểm cố định (thuộc các trường hợp theo quy định Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP) thì bạn sẽ không phải đăng ký kinh doanh.

Sau hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh mỹ phẩm, nếu sản phẩm mỹ phẩm mà bạn dự định kinh doanh chưa được công bố sản phẩm thì bạn phải thực hiện nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm với các cơ quan có thẩm quyền.

Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thì bạn cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau:

+ “Giấy phép đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;

+ Sổ tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm;

+ CCCD của chủ hộ kinh doanh;

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm;

+ Hoá đơn, chứng từ trong hoạt động nhập hàng hoá, bán hàng hoá ra thị trường;

+ Hoá đơn đóng thuế môn bài hàng năm…”

>> Xem bài viết: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

2.5 Uy tín hàng đầu cho kinh doanh mỹ phẩm

Mỹ phẩm hiện nay chia ra làm 3 phân khúc: cao cấp, trung cấp và giá rẻ. Để tìm nguồn hàng chất lượng và uy tín thì chủ shop cần nghiên cứu kỹ lưỡng và liên hệ với những nhà phân phối chính hãng. Đối với các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, không khó để liên hệ trực tiếp với nhà phân phối chính hãng để có được mức giá hợp lý cũng như quy trình nhập hàng dễ dàng. Tuy nhiên, với dòng trung cấp và giá rẻ, cần có nguồn cung cấp đáng tin cậy, đã có mặt trên thị trường nhiều năm, giá nhập vừa phải.

Sau khi có nguồn hàng tốt, điều quan trọng tiếp theo là bạn phải tự tạo được uy tín cho chính cửa hàng của mình, đem lại những giá trị thiết thực cho khách hàng và tạo dựng niềm tin để duy trì nguồn khách hàng lâu dài.

2.6 Có kiến thức và chứng chỉ hành nghề

Người bán mỹ phẩm phải là một chuyên gia làm đẹp, nếu bạn làm chủ cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm mà không hiểu về kiến thức chuyên môn thì chẳng khách hàng nào dám tin tưởng mua sản phẩm của bạn.

giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mỹ phẩm
Chứng chỉ hành sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm

Bởi vậy, chủ shop khi lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm trước hết nên biết sơ qua sau đó là đến chuyên sâu về sản phẩm. Khi đó bạn có thể dễ dàng lựa chọn mặt hàng nên nhập về cũng như tư vấn khách hàng uy tín hơn.

Hãy trang bị kiến thức chuyên sâu về sản phẩm bạn bán và cả các kiến thức làm đẹp cơ bản cho cả chủ shop và nhân viên tư vấn để cửa hàng bạn trở thành nơi khách hàng đến không chỉ để mua hàng mà còn đến để chia sẻ kinh nghiệm và các bí quyết làm đẹp.

>> Xem bài viết: Khóa Học Sản Xuất Mỹ Phẩm Thực Chiến

2.7 Khảo sát thị trường trước khi mở shop kinh doanh mỹ phẩm

Khách hàng sẽ dựa vào những tiêu chí riêng như giá cả, địa điểm bán, mức độ uy tín… để lựa chọn cửa hàng mỹ phẩm mình muốn mua. Vì vậy chủ shop cũng cần phải khảo sát thị trường về nhu cầu của khách hàng, giá thuê mặt bằng tại khu vực, giá bán của các shop đối thủ trong khu vực,…để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Hoặc bạn có thể tìm đến một công ty tư vấn chuyên môn. Từ những số liệu đó, bạn có thể tính toán được lợi nhuận hàng tháng, quản lý thu chi, dự trù ngân sách và quảng cáo hiệu quả…

kinh doanh mỹ phẩm đột phá
Nghiên cứu thị trường trước khi xâm nhập thị trường

2.8 Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh mỹ phẩm

Buôn bán là phải có đối thủ, việc biết mình biết ta sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả vượt mức. Trước tiên bạn cần hiểu rõ đối thủ của bạn có quy trình bán hàng như thế nào, chăm sóc khách hàng ra sao, cách quảng cáo tiếp cận khách hàng của họ có hiệu quả không, giá bán của họ… Từ đó bạn cố gắng phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của họ trên cửa hàng mình.

rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm
Tìm hiểu, phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh

2.9 Lựa chọn địa điểm đẹp để mở shop mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm hay bất cứ mặt hàng nào thì vị trí địa lý đều quyết định rất lớn đến lượng khách hàng. Tất nhiên những khu vực có nhiều dân cư qua lại đông đúc, khu vực gần chợ, trường học, bệnh viện, nơi có giao thông thuận tiện, ngã tư đường lớn, có chỗ để xe thoải mái,… là ưu tiên hàng đầu cho các shop bán hàng.

kinh doanh mỹ phẩm cần gì
Lựa chọn địa chỉ mở shop bắt mắt, đông người qua lại là một lợi thế

Mặc dù vậy bạn cũng không cần phải lo lắng nếu nguồn vốn hạn chế không thể thuê được mặt bằng đẹp. Vì địa điểm cửa hãng cũng chỉ là một yếu tố nhỏ ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh của bạn. Phần lớn khách hàng sẽ tìm đến hoặc quay lại nếu cửa hàng có chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tư vấn kỹ càng và chuyên nghiệp, đi theo xu hướng hiện đại.

2.10 Xác định quy mô cửa hàng mỹ phẩm của bạn

Sau khi xác định được cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn, bạn đã bước đầu định hình được quy mô cửa hàng của bạn, số lượng sản phẩm ước tính sẽ nhập về, diện tích cửa hàng,… Cửa hàng nên có diện tích phù hợp với quy mô và số lượng sản phẩm. Ngoài ra, chủ shop cần lên kế hoạch kết hợp kinh doanh cửa hàng truyền thống và online.

kinh doanh mỹ phẩm
Xác định rõ ràng quy mô cửa hàng mỹ phẩm mà bạn định kinh doanh

Một số mô hình cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thường thấy như:

– Đại lý hoặc nhà phân phối từ những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng (chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Úc…) bạn cần làm việc trực tiếp với nhà cung cấp chính hãng.

– Kinh doanh mỹ phẩm xách tay: có mối nhập hàng xách tay từ bạn bè người thân từ các thương hiệu uy tín trên thế giới, hoặc nhận order từ khách hàng.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade: đòi hỏi bạn cần có kiến thức và chuyên môn sâu về sản xuất mỹ phẩm handmade hơn để có thể tìm được nguồn hàng an toàn, chất lượng để bán cho khách hàng.

– Sản xuất gia công mỹ phẩm theo thương hiệu riêng…

2.11 Chủ động xây dựng kế hoạch tiếp thị cửa hàng mỹ phẩm

Shop bán mỹ phẩm hiện nay mọc lên rất nhiều, vì vậy để shop của bạn thu hút được khách hàng thì bạn phải có gì đó khác biệt. Trước hết, cần đầu tư hình ảnh cửa hàng và sản phẩm thật bắt mắt và sang trọng vì đó là thứ khách hàng nhìn thấy đầu tiên.

Nếu bán online, hãy chăm chỉ chụp ảnh sản phẩm và đưa lên trang web, fanpage hay sàn thương mại điện tử để khách hàng nhìn thấy sản phẩm một cách chân thực và đa dạng. Thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm để nhận được nhiều tương tác hơn từ phía khách hàng.

Ngoài ra nếu cửa hàng offline, để thu hút khách hàng bạn phải nhấn mạnh vào điểm mạnh của cửa hàng (ví dụ như chất lượng sản phẩm, xu hướng mới, sản phẩm mới ra, ưu đãi đặc biệt…). Quan trọng nhất là quan tâm tới khách hàng bằng những dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, hậu mãi, tư vấn nhiệt tình,…như vậy khách sẽ coi cửa hàng mỹ phẩm của bạn giống như “quán ruột” của họ.

2.12 Thường xuyên chạy các chương trình kích thích mua hàng

Để thu hút và kích thích mua hàng, chủ shop có thể mở các chương trình giảm giá, ưu đãi và hậu mãi hấp dẫn, làm thẻ thành viên, thẻ tích điểm, thẻ VIP, voucher cho khách may mắn,… Chưa hết, nhiều chủ shop còn tâm lý khi tổ chức các chương trình bốc thăm, quay số trúng thưởng để tạo niềm vui và dành những món quà tặng giá trị nhằm tri ân khách hàng.

kinh doanh mỹ phẩm
Đánh vào tâm lý thích khuyến mãi của khách hàng để kích thích mua hàng

Đối với shop bán online, bạn có thể dùng các hình thức như: chơi game trúng thưởng trên fanpage, tương tác với shop, tạo livestream bán hàng và tặng quà, rút thăm trúng thưởng, liên kết với sàn thương mại điện tử để tạo mã giảm giá…

2.13 Trở thành một Beauty Blogger

Bạn có kiến thức về mỹ phẩm, bạn vừa muốn chia sẻ kiến thức vừa muốn bán những sản phẩm tốt đến với khách hàng thì sao không thử sức làm một Beauty Blogger. Hiện nay, đa số người trẻ có xu hướng xem video nhiều hơn là đọc một bài viết. Vì vậy, bạn chỉ cần review dễ hiểu về sản phẩm qua video ngắn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng và người mua cũng có độ tin tưởng hơn khi nhìn thấy mặt bạn. Nếu như bạn không có khiếu ăn nói lắm thì có thể thuê các KOL là beauty blogger để review sản phẩm của shop mình.

2.14 Cung cấp các sản phẩm theo mùa

Theo tâm lý mùa nào thức nấy thì chủ shop có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh đánh vào từng nhóm sản phẩm cụ thể cho từng thời điểm, từng mùa, các dịp đặc biệt, ngày Lễ Tết… Ví dụ, mùa Giáng sinh có thể đưa ra các gói sản phẩm có mẫu mã đẹp phù hợp để tặng quà Noel. Hay mùa hè nắng nóng sẽ tập trung quảng bá các sản phẩm chống nắng, chống trôi để phù hợp cho khách đi du lịch…

Mặc dù chỉ là một vài chiến lược nhỏ nhưng không phải cửa hàng nào cũng đánh trúng tâm lý của khách hàng. Nắm bắt đúng nhu cầu của từng thời điểm cũng chính là thành công khi kinh doanh mỹ phẩm hay bất cứ mặt hàng nào khác.

kinh doanh mỹ phẩm
Đưa ra chiến lược kinh doanh theo các dịp đặc biệt để bắt kịp nhu cầu của khách hàng

2.15 Giữ chân khách hàng cũ thông qua cửa hàng offline

Nếu như kênh bán hàng online giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, phủ sóng cửa hàng của bạn ra khắp cả nước thì cửa hàng offline chính là nơi “giữ chân” các đối tượng khách hàng thân thiết tốt nhất.

Cửa hàng online chỉ giúp khách hàng nhìn thấy được, hiểu được về thông tin sản phẩm chứ không thể trải nghiệm, không được chạm vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì vậy cách tốt nhất để nâng mức độ nhận diện cũng như tăng cường sự trải nghiệm cho khách hàng chính là kết hợp duy trì cửa hàng truyền thống và kinh doanh online.

cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm
Giữ chân khách hàng nhờ vào cửa hàng offline

2.16 Trang trí cửa hàng mỹ phẩm đẹp giúp gia tăng giá trị và sự khám phá

Trang trí thuộc về gu thẩm mỹ của mỗi chủ cửa hàng. Tuy nhiên, trước đó bạn cần xác định xem đối tượng khách hàng hướng đến là ai, độ tuổi nào, là người trẻ học sinh – sinh viên, hay những người đã đi làm có thu nhập ổn định. Từ đó mới xem xét các phương án concept cửa hàng cho phù hợp và tính toán xem liệu cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn cho mục trang trí.

Với những người trẻ, phong cách trẻ trung năng động, có sáng tạo và hiện đại sẽ thu hút được đối tượng khách hàng này. Còn những khách hàng đã đi làm, thông thường sẽ thích cách thiết kế trang nhã, đơn giản mà sang trọng hơn.

kinh doanh mỹ phẩm chính hãng
Concept của mỗi cửa hàng nên phù hợp với đối tượng khách hàng hướng đến

2.17 Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Có 2 lý do bạn nên đào tạo nhân viên bán hàng một cách chuyên nghiệp:

Thứ nhất, dù với cửa hàng kinh doanh online hay cửa hàng offline thì nhân viên tư vấn vẫn là người trực tiếp tiếp xúc, trò chuyện với khách hàng. Vì vậy, khách có mua hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào thái độ của nhân viên tư vấn khách, cách nhân viên tư vấn mời khách và kiến thức của nhân viên với sản phẩm. Muốn vậy bạn phải xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phân công rõ ràng từng đầu việc (từ tiếp đón, tư vấn sản phẩm, quản lý chung, xử lý khiếu nại, giải quyết phản hồi…)

Thứ hai, bạn đào tạo nhân viên nghiêm túc và trả họ mức lương xứng đáng cũng chính là cách nâng cao tinh thần cho nhân viên, giúp họ tận tâm tận lực với công việc hơn. Từ đó nhân viên của bạn cũng sẽ yêu công việc, yêu nơi làm việc hơn.

tư vấn khách hàng kinh doanh mỹ phẩm
Đầu tư đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện, có kiến thức về sản phẩm

2.18 Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng, doanh thu hiệu quả

Thời đại số khiến hình thức quản lý bằng sổ sách truyền thống gần như bị “tuyệt chủng” vì những nhược điểm sai sót, rườm rà và thiếu chuyên nghiệp thì lúc này sử dụng một công cụ hỗ trợ quản lý kinh doanh chính là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh.

Chỉ với một phần mềm quản lý kinh doanh chuyên nghiệp, bạn có thể dễ dàng lưu trữ thông tin về khách hàng, quản lý thu chi, kiểm soát hàng tồn kho, tính toán công nợ một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Trên đây là những lưu ý dành cho các bạn đang có dự định kinh doanh thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và lựa chọn được phương án kinh doanh thành công. Nếu bạn quan tâm trong việc gia công mỹ phẩm trọn góinguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên trong quá trình xây dựng thương hiệu mỹ phẩm riêng hiệu quả hãy liên hệ IFREE để được tư vấn thêm nhé.

IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.

Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.

Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.

Webiste: https://ifree.vn/

Hotline: 094 200 20 20

Email: contact@ifree.vn

Đăng ký nhận báo giá

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn và hỗ trợ bạn!