Ngộ độc cồn khử khuẩn nhưng điều bạn cần biết
Phân loại cồn khử khuẩn hiện nay


Ethanol và methanol là hai loại cồn phổ biến hiện nay và đều được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất.
Ethanol thường ít gây hại cho con người do được sản xuất bằng tinh bột, ngũ cốc. Đã được khuyến cáo sử dụng là một trong những thành phần chính của dung dịch rửa tay khô, giúp việc sát khuẩn nhanh và tiện lợi.
Trong khi đó, methanol là loại dung môi công nghiệp dùng để hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ… và điều chế các loại hóa chất công nghiệp khác. Methanol thường được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cenlulose. Cồn Methanol là loại cồn công nghiệp không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, và không an toàn khi thoa trên da. Có nguy cơ ngấm trực tiếp vào máu, gây nhiễm độc, hậu quả ngộ độc giống như khi uống.
Nguyên nhân ngộ độc cồn khử khuẩn
Khi được đưa vào cơ thể, methanol sẽ bị oxy hóa tạo thành formaldehyde. Chất này sau đó tiếp tục bị oxy hóa tạo thành acid formic – acid kiến, thành phần chính của nọc kiến. Quá trình oxy hóa xảy ra nhanh chóng khiến acid formic tích tụ trong huyết thanh và gây độc. Tuy nồng độ methanol trong các sản phẩm dung dịch rửa tay không quá lớn, tuy nhiên nếu sử dụng về lâu dài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Triệu chứng ngộ độc cồn khử khuẩn
Các triệu chứng nhiễm độc cồn khủ khuẩn Methanol công nghiệp thường gặp ở người bị ngộ độc cồn Methanol gồm:
- Thần kinh: thường tỉnh táo nhưng rất đau đầu, chóng mặt, sau đó có thể bị quên, bồn chồn, ngủ lịm, hôn mê, co giật,… Trương hợp ngộ độc năng, người bệnh có thể bị xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não,…;
- Thị giác: có triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, sợ ánh sáng, đau mắt, suy yếu hoặc mất thị lực, ảo thị. Khi bị ngộ độc nặng, đồng tử của bệnh nhân có thể phản ứng kém với ánh sáng;
- Tim mạch: Tụt huyết áp, giãn mạch, suy tim;
- Hô hấp: Thở yếu, ngừng thở; thở nhanh và sâu nếu có nhiễm toan chuyển hóa;
- Di chứng thần kinh: Rối loạn ý thức, hôn mê, thiếu hụt nhận thức, teo đĩa thị giác, bệnh lý đa dây thần kinh, hội chứng Parkinson, viêm tủy cắt ngang,…;
- Tiêu hóa: Viêm dạ dày xuất huyết, viêm tụy cấp với triệu chứng đau thượng vị, tiêu chảy, nôn ói. Bệnh nhân bị ngộ độc trung bình hoặc nặng có thể bị thay đổi chức năng gan;
- Thận: Suy thận cấp với biểu hiện tiểu ít, vô niệu, nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu nếu bị tiêu cơ vân;
- Triệu chứng khác: Đau lưng, đau người, cứng gáy, cứng cơ, da lạnh, vã mồ hôi,…
Chú ý tránh ngộ độc cồn khử khuẩn
Trên thị trường, cồn methanol trong nước rửa tay rất khó để nhận biết. Vì vậy, người tiêu dùng cần tìm nguồn mua bảo đảm, kiểm tra xem sản phẩm có giấy chứng nhận đầy đủ trước khi đưa vào lưu hành.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, dung dịch rửa tay nhanh hoặc dung dịch rửa tay có cồn là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh COVID-19. Nhưng việc sử dụng cồn quá nhiều sẽ không tránh khỏi cồn bám vào đồ ăn, thức uống và đi vào cơ thể, tích tụ hàng ngày sẽ gây ngộ độc cồn với các biểu hiện ban đầu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, nhứt mỏi,… Nặng có thể bị tụt huyết áp, suy tim, co giật, xuất huyết, hôn mê….