Ngày nay, với xu hướng sống xanh, thân thiện với môi trường, nhiều chị em sẽ ưu tiên lựa chọn các dòng mỹ phẩm organic có nguồn gốc từ thiên nhiên. Thành phần nguyên liệu tự nhiên từ thảo dược, tinh dầu, dưỡng chất trong trái cây,… vừa giúp giúp giảm thiểu các tình trạng kích ứng da hiệu quả vừa bảo vệ môi trường. Hãy cùng IFREE tìm hiểu chi tiết về nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên và cách chọn sản phẩm an toàn, lành tính ngay sau đây.
Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên là gì?
Nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên là các thành phần nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên hoặc do tự nhiên tạo ra như: khoáng chất, cây cỏ, động vật, vi sinh vật… Thông qua quá trình chiết suất vật lý tối thiểu hoặc chiết xuất trực tiếp bằng các phương pháp đơn giản, phản ứng hóa học cơ bản hay là kết quả của các quá trình sinh học tự nhiên. Nguyên liệu này như tên gọi thì công năng chính của nó là để tạo nên các loại mỹ phẩm thiên nhiên, giúp chăm sóc, nuôi dưỡng và tái tạo sắc đẹp.
Lựa chọn nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên phù hợp quan trọng thế nào?
Nguồn nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm đảm nhận vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất, gia công mỹ phẩm cũng không ngoại lệ. Đặc biệt đối với các dòng mỹ phẩm có 100% thành phần thiên nhiên càng phải đảm bảo nguyên liệu sạch, đạt tiêu chuẩn.
Một sản phẩm mỹ phẩm được đánh giá đạt chất lượng tốt đầu tiên phải có mức độ uy tín và đáp ứng tính hữu ích cao. Chính vì vậy, việc lựa chọn các nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên sử dụng trong khâu sản xuất cần hết sức tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Phải chọn các nguyên liệu sạch, an toàn và không gây bất kỳ tổn hại nào cho da.
Ngược lại, nếu chọn các nguyên liệu mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn hoặc chứa chất độc hại sẽ khiến da bị tổn thương. thậm chí gây nên các bệnh về da, nặng hơn nữa có thể là ung thư da vô cùng nghiêm trọng.
Bởi lẽ vậy, khi gia công mỹ phẩm, chúng ta cần hết sức chú ý đến nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm để thành phẩm đầu ra đạt chất lượng cao.
Tham khảo ngay: khóa học làm mỹ phẩm độc quyền uy tín nhất hiện nay
Phân loại nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên
Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên ngày càng đa dạng từ chủng loại, công dụng lẫn mức độ hiệu quả. Tuy nhiên, xét về cơ bản sẽ được chia thành 5 loại cụ thể bao gồm:
1. Chất nền
Chất nền là nhóm thành phần gồm các chất chứa nước (water-based) hoặc dầu (oil-based) thường dùng trong mỹ phẩm nhằm tạo ra môi trường giúp các hoạt chất hòa tan tốt hơn, da sẽ hấp thụ dưỡng chất nhanh hơn và tạo bề mặt bóng đẹp, giảm thiểu độ nhớt cho sản phẩm.
Chất nền hoạt động phổ biến nhất và thường chiếm tỷ lệ hoạt chất lớn với công dụng:
- Tăng độ mềm mịn cho mỹ phẩm.
- Giúp các dưỡng chất thẩm thấu nhanh hơn, không gây cảm giác nhờn rít khi apply lên da.
- Làm bề mặt kem bóng đẹp, giảm đột nhớt cho sản phẩm.
- Các hoạt chất sẽ phân tán tốt hơn khi có nhóm chất nền.
Trên thị trường hiện có một số dạng nền thịnh hành:
- Nền kem nước (nền nhung): Tạo lớp phấn, giữ lớp nền bền hơn, cải thiện khả năng hấp thụ các thành phần hoạt tính cũng như mang lại độ mềm mịn cho da.
- Nền gel: Là một dạng carbomer xốp tạo mạng lưới chất dinh dưỡng “treo” mà các nền khác không thể bổ sung.
- Nền axit hyaluronic: Dưỡng ẩm tối đa, tạo lớp màng mịn trên bề mặt da làm các hoạt chất thẩm thấu nhanh mà không gây nên tình trạng bết dính.
- Nền nước: Kết cấu lỏng nhất trong số các lớp nền với thành phần hoạt tính thẩm thấu nhanh chóng. Tương đối đồng đều trên bề mặt giúp phát huy tác dụng của da.
2. Chất bảo quản
Tương tự như các sản phẩm có chứa nước và các hợp chất hữu/vô cơ đều yêu cầu chứa chất bảo quản nhằm không hình thành nấm mốc, ngăn chặn nhiễm vi sinh vật, phân tích & phân hủy mỹ phẩm, hạn chế sự thay đổi mùi và kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
Chất bảo quản nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên sẽ thu được từ mật ong, dầu hoa anh thảo,… vô cùng an toàn, không gây hại cho sức khỏe mà vẫn giữ nguyên tác dụng của chất bảo quản.
Một số chất bảo quản thiên nhiên thông dụng:
- Tinh dầu hạt bưởi: Chất bảo quản tự nhiên có hiệu quả cao và chống lại hơn 800+ loại virus và 100+ chủng nấm và ký sinh trùng.
- Acid Citric: Là acid hữu cơ yếu chứa trong cây cọ cam quýt có tính chống oxy hóa cao nên được xem là chất bảo quản thiên nhiên an toàn.
- Dầu Neem: Còn gọi là sầu đâu có đặc tính kháng và diệt vi khuẩn tuyệt vời, được thay thế các chất bảo quản tổng hợp.
3. Chất nhũ hóa
Hay còn được gọi là nhũ tương, một nhóm có cấu trúc phân tử chứa hai chất lỏng (dầu và nước) không hòa tan hoạt động bề mặt.
Chất nhũ hóa là nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên không thể thiếu được chia thành hai hệ chính (hệ ưa dầu và hệ ưa nước). Do đó, chất nhũ hóa có khả năng giảm sự phân tách pha giữa nước và dầu, hình thành lớp bảo vệ xung quanh pha dầu cũng như giúp các giọt dầu dàn trải đều và ngăn dầu lắng lại.
Có 2 loại chất nhũ hóa chính gồm: Chất nhũ hóa hóa tự nhiên O/W và chất nhũ hóa tự nhiên W/O.
4. Hoạt chất
Hoạt chất gồm các thành phần tự nhiên đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như chống lão hóa, phục hồi sinh học, điều trị bệnh khô da và mụn trứng cá.
Có 3 thành phần hoạt chất hay còn được gọi là các chất tẩy tế bào chết hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm như:
- Retinol: Chất dẫn xuất của Vitamin A
- Beta Hydroxy Acid (BHA): Loại bỏ tế bào da chết, cải thiện màu sắc, kết cấu của vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời bằng cách loại bỏ bụi bẩn, sợi nhã nhờn gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông trên bề mặt. Đồng thời có khả năng trị mụn trứng cá hiệu quả.
- Axit Alpha Hydroxy (AHA): Chứa axit alpha hydroxy (axit glycolic, citric và lactic) có trong kem dưỡng hoặc lotion với khả năng đẩy mụn ẩn, làm mờ nếp nhăn đáng kể.
>>> Xem ngay các công ty sản xuất mỹ phẩm tại tphcm uy tín hàng đầu hiện nay
Top 12 nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên tốt nhất
Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên hiện nay vô cùng đa dạng. Thế nhưng có một số nguyên liệu mỹ phẩm đặc trưng thường được các đơn vị gia công ưu tiên lựa chọn. Đây sẽ là một sự tham khảo nếu bạn muốn tìm hiểu và sử dụng những nguồn nguyên liệu này để sản xuất mỹ phẩm tự nhiên.
1. Bột cám gạo
Bột cám gạo được xem như một phương pháp làm đẹp tự nhiên giúp da mịn màng, săn chắc. Thực chất, bột cám gạo chỉ là lớp màng bao bọc bên ngoài hạt gạo giống như lớp phấn. Khi mới xát, bột cám gạo thường chứa khá nhiều tạo chất nên cần lọc kỹ cát và trấu ra khỏi hỗn hợp trước khi đem dùng.
Cám gạo có công dụng tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ, rửa mặt cực tốt,… Bên cạnh đó, bột cám gạo còn có khả năng trị mụn, làm mờ thâm và giúp da trắng sáng bật tone. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng cám gạo trị mụn hiệu quả sau 2 tuần.
Bên trong cám gạo không chỉ giàu vitamin B mà còn chứa hàm lượng protein, lipid, carbohydrate, biotin và vitamin E dồi dào, phù hợp với cả làn da nhạy cảm.
2. Sáp ong
Trong sáp ong chứa hàm lượng lớn axit amin thúc đẩy sự phát triển tế bào và các axit béo chuỗi trung bình có công dụng kháng khuẩn, chữa lành vết thương nhanh chóng.
Chưa kể, các nhóm vitamin và khoáng chất tìm thấy trong sáp ong giúp nuôi dưỡng da, cấp ẩm và ngăn chặn quá trình lão hóa, trị mụn hiệu quả.
Đặc biệt, sáp ong còn chứa hàng loạt các dưỡng chất “vàng” như axit béo, este, CAPE, bioflavonoid cùng các nhóm vitamin B1, B2, A, E, D và axit nicotinic, axit folic, các khoáng chất như magie, canxi, đồng, sắt, kẽm, mangan.
Sáp ong thường góp mặt trong các công thức làm son dưỡng, kem dưỡng da mặt, chất làm sáng da, kem chống lão hóa, mặt nạ.
Chiết xuất sữa ong chúa – chất chống kích ứng kháng viêm trị mụn, dưỡng ẩm và chống lão hóa da.
3. Dầu argan
Tinh chất dầu Argan sẽ được lấy từ hạt của cây argan có nguồn gốc từ khu phía Tây Nam Morocco. Thành phần có trong dầu argan chủ yếu gồm các axit béo cùng nhiều hợp chất phenolic.
Ngoài ra, dầu argan còn chứa vitamin E, một dưỡng chất tốt cho da và tóc. Chưa kể, vitamin E còn sở hữu đặc tính chống viêm, chống oxy hóa cực tốt.
Các nhà sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên thường ứng dụng dầu argan cho các dòng sản phẩm như kem dưỡng, son, các sản phẩm chăm & nuôi dưỡng tóc.
Top các xưởng sản xuất gia công mỹ phẩm độc quyền trọn gói hiện nay
4. Dầu hạt tầm xuân
Vitamin A & C được tìm thấy trong dầu tầm xuân có vai trò quan trọng trong việc tái tạo và phục hồi tế bào da. Loại dầu này hoạt động nhẹ nhàng, loại bỏ sạch các tế bào chết trả lại làn da tươi trẻ.
Ngoài ra, dầu nụ tầm xuân có chứa acid linoleic, Omega 3 và linolenic có khả năng cung cấp và giữ ẩm tốt cho da, kích thích sản sinh collagen nhờ dồi dào vitamin A và C.
Các sản phẩm cung cấp vitamin thường chứa dầu hạt tầm xuân nhưng serum làm trắng da, serum dưỡng chất, kem dưỡng phục hồi, kem chống nắng nhờ công năng hạn chế tác hại từ ánh nắng mặt trời và tia cực tím.
5. Dầu dừa tinh khiết
Là nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm đã quá quen thuộc đối với các tín đồ đam mê chăm sóc sắc đẹp, dầu dừa chứa các khoáng chất quan trọng và một số vitamin có khả năng tan trong chất béo như magie, canxi, beta-carotene, vitamin A, D, E, K mà cơ thể có thể hấp thụ & sử dụng ngay tức thì.
Các vi chất dinh dưỡng có trong dầu dừa vô cùng hữu ích với sức khỏe làn da. Trong dầu dừa còn chứa các axit béo chuỗi trung bình có tác dụng kháng khuẩn, ngừa mụn.
Các nhà sản xuất mỹ phẩm lựa chọn dầu dừa bổ sung vào bảng thành phần dành cho các sản phẩm chăm sóc tóc, môi hoặc các loại mặt nạ dưỡng da.
6. Bơ hạt mỡ
Loại bơ thực vật nguồn gốc từ châu Phi có chiết xuất từ hạt cây Shea-Karite giàu vitamin A, E, F cùng các axit béo đảm nhận vai trò tổng hợp collagen, chống oxy hóa cho da.
Vì chứa hàm lượng lớn axit béo nên bơ hạt mỡ có thể loại sạch bã nhờn, giúp da sạch hơn. Đồng thời cấp & khóa ẩm hiệu quả cho da, không làm da bị khô cứng quá mức.
Bằng cách đem lại độ cân bằng tự nhiên trên da, bơ hạt mỡ hoạt động tốt trong việc ngăn ngừa mụn hình thành.
Nguyên liệu bơ dầu mỡ thường xuất hiện chủ yếu trong các loại kem dưỡng ẩm phục hồi độ ẩm cho da, khóa ẩm ngay ở lớp biểu bì, hạn chế tình trạng da bị khô.
7. Bột than tre hoạt tính
Cấu trúc cacbon than tre là dạng xốp và tổ ong với diện tích tiếp xúc lớn. Nghĩa là có tính hấp thụ và liên kết cao với các nguyên tử, ion và phân tử khác.
Các sản phẩm sữa rửa mặt, mặt nạ gel thành phần than tre hoạt tính có khả năng làm sạch da, loại bỏ toàn bộ bã nhờn, bụi bẩn và độc tố trên da, thu nhỏ lỗ chân lông giúp điều trị mụn hiệu quả.
Bột than tre với tác dụng làm sạch và đào thải mạnh mẽ nên thường được ưu tiên làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm sữa rửa mặt, kem đánh răng, tẩy tế bào chết,… được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn và ưa chuộng.
Cách làm than hoạt tính tại nhà bạn nên biết
8. Bột lá Neem
Theo Đông y, bột lá Neem (xoan/sầu đâu) có vị đắng, tính mát nên có khả năng tiêu sưng, kháng viêm, trị mụn, kiềm dầu, chữa dị ứng và giúp se khít lỗ chân lông, chống lão hóa, làm mờ tàn nhang, giúp da mịn và trắng sáng tự nhiên.
Với hàng loạt các công dụng như trên cũng đủ để bột lá Neem lọt vào “mắt xanh” của các nhà sản xuất mỹ phẩm. Một số sản phẩm tiêu biểu có chứa bột lá neem phải kể đến như các sản phẩm chuyên đặc trị mụn, nhất là dành riêng cho da nhạy cảm.
Bột lá Neem chứa nhiều thành phần có lợi cho làn da, đặc biệt là trong việc chăm sóc và điều trị các vấn đề da như mụn, viêm da, ngứa và khô da. Bột lá xoan/ sầu đầu giúp làm sạch da, trị mụn, se khít lỗ chân lông, giảm nhờn và kiểm soát dầu, đồng thời cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất thiết yếu cho da. Các thành phần chính của bột lá Neem bao gồm:
- Nimbin và nimbin: Đây là các hợp chất chống viêm và kháng khuẩn có trong lá Neem. Chúng giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và các vấn đề da khác.
- Quercetin: Hợp chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của các gốc tự do và các tác nhân gây hại từ môi trường. Đồng thời, hợp chất quercetin có công dụng ngăn ngừa lão hóa da, da chảy xệ.
- Fatty acids: Axit béo không no có trong bột lá Neem giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trông mềm mại hơn và đàn hồi hơn.
- Vitamin E: Chất chống oxy hóa quan trọng trong việc bảo vệ làn da khỏi sự tổn thương của tia cực tím, giúp giữ cho da khỏe mạnh và tươi trẻ.
9. Hoa oải hương
Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ da liễu, hoa oải hương có đặc tính chống viêm và khử trùng cực tốt. Vì thế, tinh dầu oải hương có thể ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, làm sạch da cũng như giúp da điều tiết bã nhờn dư thừa thông qua việc kiểm soát hormone, kiểm soát dầu trên bề mặt da, giảm sẹo xấu hiệu quả.
Trong hoa oải hương có chứa hợp chất Flavonoid chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tổn thương bởi các tác nhân gây hại bên ngoại như tia UV, ánh sáng xanh, ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Caffeic acid và Rosmarinic acid được tìm thấy trong hoa oải hương có công dụng chống viêm và dưỡng ẩm da luôn căng bóng, sáng mịn.
Do sở hữu đặc tính hương thơm nổi bật, hoa oải hương thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, sữa tắm trắng da, tẩy tế bào chết, nước hoa, dầu xả, sữa rửa mặt, toner,… mang lại công dụng đa dạng với tính ứng dụng cao.
Tinh dầu hoa oải hương có đặc tính chống viêm và khử trùng cực tốt
10. Nước nha đam
Chiết xuất nha đam lấy từ cây nha đam (nguyên chất) hay còn được gọi là lô hội. Được xem là hợp chất chống lại sự mất nước, giúp nuôi dưỡng và làm mềm da tức thì. Nước nha đam còn có khả năng khám viêm, kháng khuẩn nhằm chống lại các tổn thương do tia UV gây ra cho da.
Bên cạnh đó, trong nước nha đam (lô hội) chứa nhiều thành phần tốt cho làn da điển hình như: Axit salicylic có chức năng loại bỏ tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông. Vitamin C giúp làm giảm nếp nhăn trên khuôn mặt, cải thiện độ đàn hồi cho làn da và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới.
Ngoài ra, hợp chất enzyme protease, polysaccharides và niacinamide có công dụng dưỡng ẩm, giúp cải thiện vấn đề tắc nghẽn lỗ chân lông giúp da luôn tươi sáng, mịn màng, đẩy chậm quá trình lão hóa da. Trong nha đam có chứa chất kích thích nên chúng ta thường sẽ bắt gặp trong bảng thành phần của hàng loạt các sản phẩm kích thích mọc tóc, lông mi,… Nha đam còn được sử dụng để tẩy tế bào chết và có trong nhiều mỹ phẩm dưỡng ẩm da chuyên sâu.
Nước nha đam chống lại sự mất nước, giúp nuôi dưỡng và làm mềm da tức thì
11. Collagen thủy phân
Collagen thủy phân là một hợp chất sinh học của polysaccharide thực vật và hydrolyzed collagen có trọng lượng phân tử là 1000. Nhờ vào liên kết với polysaccharide thực vật, collagen thủy phân có thể đi sâu vào lớp biểu bì và cung cấp độ ẩm lâu hơn trên da giúp da săn chắc trong thời gian ngắn.
Trong collagen thủy phân, có chứa hợp chất collagen peptide. Collagen peptide là các đoạn peptide ngắn được tách ra từ các định dạng collagen gốc và có khả năng thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hợp chất này giúp tái tạo mô liên kết của da, làm tăng độ đàn hồi và giảm thiểu các nếp nhăn, vết chân chim trên da.
Ngoài ra, collagen thủy phân còn chứa các axit amin cần thiết cho sự tăng trưởng và phục hồi của da, bao gồm glycine, proline và lysine. Những axit amin này vừa tốt cho da vừa giúp tăng cường đề kháng tốt cho tóc và móng. IFREE đã cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm này cho rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng
12. Dầu Oliu trong mỹ phẩm
Dầu oliu là loại dầu thực vật được chiết xuất từ cây ô liu – loại cây truyền thống ở vùng Địa Trung Hải vào giữ những năm 1500. Dầu oliu có công dụng làm đẹp hiệu quả, trong đó đặc biệt nhất chính là làm trắng da.
Mỹ phẩm với thành phần chính là dầu oliu nguyên chất có chứa nhiều axit béo không no và polyphenol, hai thành phần quan trọng có tác dụng làm trắng sáng làn da. Axit béo không no có tác dụng cải thiện độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng mất nước và khô da. Trong khi đó, polyphenol có khả năng bảo vệ da khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại, đẩy chậm quá trình lão hóa da và làm mờ nếp nhăn.
Đặc biệt trong dầu oliu rất giàu vitamin E – Chất chống oxy hóa quan trọng giúp da trắng sáng mịn màng, tăng độ đàn hồi, giúp da trông tươi trẻ và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, dầu oliu còn chứa hàm lượng các chất hữu cơ các như hợp chất squalene, acid as oleic giúp da trắng hồng sau thời gian ngắn sử dụng. Hiện tại nhiều thương hiệu mỹ phẩm thường dùng nguyên liệu này sản xuất mỹ phẩm và được người tiêu dùng rất đón nhận.
>>> Tham khảo ngay sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên độc quyền với công thức gia công mỹ phẩm thiên nhiên theo yêu cầu tại IFREE
Sự khác nhau giữa nhập khẩu nguyên liệu mỹ phẩm và mỹ phẩm
Những điều cần biết khi nhập khẩu nguyên liệu mỹ phẩm là hóa chất:
- Do bên công ty nhập khẩu nguyên liệu để về sản xuất ra mỹ phẩm chứ chưa là mỹ phẩm, nên công ty có thể sẽ nhập khẩu như là các loại hàng hóa và hóa chất thông thường.
- Khi công ty đang muốn nhập khẩu hóa chất thì cần phải tìm hiểu rõ những thông tin, quy định bắt buộc của nhà nước đối với các loại nguyên vật liệu hay hàng hóa.
Các bước thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm là mỹ phẩm:
- Bước đầu tiên chúng ta cần làm đó là làm đầy đủ các bước nhập khẩu mỹ phẩm tại cơ quan Hải quan.
- Bước tiếp đó là cần làm quy trình công bố sản phẩm mỹ phẩm của mình.
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm
1. Đánh giá nguyên liệu thuộc Mã Hồ Sơ nào?
Việc đánh giá nguyên vật liệu thuộc Mã Hồ Sơ chương 33, trong chương này bao gồm 7 mục khác nhau. Các bạn có thể tìm hiểu thông tin liên quan về chương này theo quy định của nhà nước.
Việc đánh giá nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào bộ phận quản lý, nếu việc nhận xét và đánh giá từ bộ phận quản lý nào thì chúng ta sẽ xin giấy phép ở ngay bộ phận đó.
2. Chuẩn bị hồ sơ
Các bước trong việc chuẩn bị nội dung hồ sơ liên quan để làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm như sau:
- Cần có đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu (việc này sẽ theo mẫu của quy định tại phụ lục II).
- Văn bản cần được xác nhận nhu cầu đầy đủ của Bộ quản lý chuyên ngành (trừ các loại hàng như trứng gia cầm và các mặt hàng được quyền quản lý của chuyên ngành Bộ công thương).
- Cần có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của công ty, cụ thể là: 01 bản sao giấy chứng nhận có xác nhận và được đóng dấu bản sao y bản chính của bên thương nhân.
3. Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm
Khi thực hiện các bước khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, thì cần phải có đầy đủ các quy trình thực hiện như sau:
- 01 bản thương thân gửi bộ hồ sơ đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gửi tới Bộ Công Thương.
- Bộ công thương sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ; Bộ công thương sẽ có thông báo bằng điện thoại hoặc bằng văn bản cho phía thương nhận để tư vấn hồ sơ được hoàn chỉnh hơn.
- Còn trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Bộ Công Thương sẽ tiến hành các bước kiểm tra nội dung. Nếu hồ sơ đã đáp ứng đủ điều kiện thì trong thời gian 10 ngày làm việc, Bộ Công Thương sẽ ban hành văn bản cấp phép cho phía thương nhân bắt đầu được nhập khẩu.
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một nơi cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng thì hãy đến với iFree. Bên cạnh đó, iFree cũng là nơi cung cấp các chất có trong mỹ phẩm mà đạt chuẩn chất lượng như: chất nền, vitamin và protein
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm
Bên dưới là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên:
1. Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên có lợi ích gì?
Không ngẫu nhiên mà các sản phẩm thiên nhiên lại được người tiêu dùng ưa chuộng đến vậy mà bởi nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm tự nhiên có độ tương thích cao với nhiều loại da. Nên khi tạo ra sản phẩm mỹ phẩm cực an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
Hơn nữa vì nguồn nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm được lấy từ thiên nhiên nên giá thành khá rẻ, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên an toàn, lành tính, giá thành rẻ
2. Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm nhiên nhiên có mặt trong những sản phẩm nào?
Nguồn nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên được ứng dụng phổ biến trong mọi dòng mỹ phẩm từ các sản phẩm dưỡng da cho tới makeup. Trong đó, không thể không kể đến những sản phẩm tiêu biểu như: sữa rửa mặt, mặt nạ, kem dưỡng ẩm, lotion,… Ngoài ra còn được tìm thấy cả trong các sản phẩm dầu gội, nước hoa, phấn phủ, son.
Đa số các loại mỹ phẩm ngày nay đều chứa nguyên liệu làm từ thiên thiên
>>> Tham khảo ngay: Top nhà máy gia công mỹ phẩm đạt chuẩn cGMP hàng đầu tại Việt Nam
3. Có bao nhiêu loại nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên?
Ngày càng có nhiều loại nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm mỹ phẩm thiên nhiên được các đơn vị gia công mỹ phẩm lựa chọn để mang đến công dụng đa dạng phù hợp với đặc tính và công dụng của từng dòng sản phẩm. Phổ biến nhất là cá chất nền, hoạt chất, tinh dầu, chất bảo quản, các loại bột, chất nhũ hóa…
Nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
Qua bài viết trên, IFREE đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về các thành phần nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên hiệu quả nhất mà công ty sản xuất mỹ phẩm nên biết. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dòng sản phẩm lành tính, an toàn và thân thiện với môi trường này. Từ đó, lựa chọn được dòng mỹ phẩm phù hợp với làn da của mình.
Những ai đang có ý định xây dựng thương hiệu các dòng mỹ phẩm thiên nhiên mang thương hiệu riêng của mình, hãy liên hệ với với IFREE để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất có thể.
Xem thêm một số nguyên liệu trong mỹ phẩm:
- Axit linoleic là gì
- Cetyl Alcohol
- Kaolin Clay (Cao lanh)
- Mỹ phẩm chứa Hyaluronic acid
- Hạt rau má
- Hỗn hợp làm trắng Palmoplantar
- Viên thuốc kích trắng Alpha Arbutin
IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.
Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.
Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.
Webiste: https://ifree.vn/
Hotline: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn