Dầu ủ tóc tưởng chừng là sản phẩm quá đỗi quen thuộc với tín đồ chăm sóc tóc. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết tính năng dầu ủ olive? Cách sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất? Chần chờ gì mà không tìm hiểu bài viết sau đây!
1. Cơ chế phục hồi của tóc
Với nhu cầu làm đẹp, tạo kiểu của nữ giới ngày càng tăng cao, đi kèm với việc thay đổi kiểu tóc là việc tác động từ nhiệt độ, hóa chất khiến tóc ngày càng hư tổn. Bởi vậy, phục hồi tóc là một bước quan trọng để luôn có một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Tuy nhiên, khi có vấn đề về tóc, chúng ta thường quá chú tâm đến tìm các sản phẩm chăm sóc và phục hồi tóc mà rất ít khi quan tâm đến cấu trúc sinh học của tóc, từ đó tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi gây nên hư tổn để có giải pháp phục hồi tóc tận gốc.
Hãy cùng điểm qua cấu trúc tóc để nắm rõ hơn về nguyên nhân tóc hư tổn và cơ chế phục hồi của tóc.
Sợi tóc được chia thành hai phần: chân tóc và thân tóc
Hiểu một cách đơn giản, tóc có cấu trúc dạng sợi và được hợp lại bởi 70% là keratin (gồm nhiều các loại protein) cùng với 30% hợp chất bao gồm nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin và các khoáng chất khác.
Chân tóc hay còn được gọi là nang lông, nằm dưới da đầu. Phần dưới của thân tóc là bầu nhú tóc được bao trùm rất nhiều các mô liên kết, các mô này được tạo bởi nhiều mạch máu li ti cũng như các hợp chất khác để đưa vào gốc chân tóc dưỡng chất nhằm nuôi sống tóc. Chính vì vậy, phần chân tóc này là phần “sống” của tóc.
Xung quanh chân tóc là các tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi giúp bôi trơn sợi tóc cũng như bề mặt da. Để có một mái tóc đẹp, bạn nên chăm sóc chủ yếu từ bên trong, cũng có nghĩa là từ khi tóc bắt đầu phát triển từ chân tóc.
Thân tóc là phần tóc nhú ra trên da đầu, cũng được coi là phần “chết” của tóc. Thân tóc không có trao đổi hóa sinh nên không thể tự phục hồi mà phải cung cấp dưỡng chất qua bề mặt ngoài của tóc.
Cấu trúc sợi tóc được chia thành 3 phần:
- Lớp tuỷ: là lớp trong cùng của tóc, chứa nhiều tế bào keratin (sừng) dạng lỏng và không khí quyết định độ dày mỏng của tóc
- Lớp lõi: là lớp dày nhất và quan trọng nhất của tóc, bao gồm các bó sợi nhỏ và hợp chất melanin hợp thành quyết định sắc tố của tóc.
- Lớp biểu bì: là lớp ngoài cùng của tóc, bao gồm các lớp vảy keratin xếp chồng lên nhau. Giữa các lớp vảy này là chất kết dính KIT có nhiệm vụ giữ ẩm, tạo bộ bóng khỏe, mượt mà cho tóc.
Vì vậy, sợi tóc bóng mượt và óng ả hay không là chính là nhờ lớp biểu bì được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Hơn nữa, bản thân sợi tóc (phần thân tóc) là một cấu trúc “chết” nên việc cung cấp keratin và các hợp chất khác thông qua dầu xả, dầu ủ hoặc các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu oliu… là một lựa chọn thích hợp để có một mái tóc bóng mượt, khoẻ khoắn.
2. Thành phần dầu ủ olive
Về thành phần chính của dầu ủ tóc nói chung, đều có những thành phần cơ bản:
- Collagen và protein: bộ đôi vàng với khả năng tái tạo cấu trúc tóc, phục hồi độ đàn hồi và chắc khỏe cho tóc.
- Keravis: tăng độ đàn hồi và chắc khỏe cho sợi tóc.
- Panthenol: dưỡng ẩm và giúp tóc mềm mượt hơn.
Bên cạnh đó, dầu ủ olive đặc biệt nhờ vào thành phần thiên nhiên, với tinh dầu của trái olive chứa rất nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào giúp cho tóc được cung cấp vitamin, bảo vệ một cách hoàn hảo và được sự tin dùng của nhiều chị em.
Với dịch vụ gia công mỹ phẩm tóc nói riêng và gia công mỹ phẩm theo yêu cầu nói chung, iFree cam kết sử dụng nguồn gốc nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc rõ ràng, cùng quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và nhà máy sản xuất đạt chuẩn cCMG hàng đầu Việt Nam
3. Cách sử dụng dầu ủ tóc olive
Tuy nổi tiếng với nhiều công dụng phục hồi cho tóc, tuy nhiên dầu ủ olive sẽ phát huy tác dụng nhất với chất tóc khô, xơ rối nhờ thành phần dưỡng ẩm cực cao. Với chất tóc bết dầu, bạn lưu ý nên hạn chế sử dụng dầu ủ olive để không gây bết dính da đầu nha.
Ngoài hiểu về chất tóc, bạn cũng cần nắm rõ quy trình ủ tóc để đạt được hiệu quả tối đa. Một chu trình ủ tóc chuẩn khi thực hiện đúng các bước sau:
- Làm sạch tóc với dầu gội và dầu xả
- Thấm bớt nước trên tóc bằng khăn mềm
- Khi tóc còn một độ ẩm nhất đinh, lấy một lượng dầu ủ tóc olive thoa đều từ chân tóc đến ngọn tóc, tránh thoa vào da đầu.
- Dùng khăn bông khô quấn tóc gọn lên cao
- Thư giãn trong thời gian ngắn từ 15-20 phút rồi xả sạch với nước.
4. Review dầu ủ tóc olive
4.1 Thiết kế thường bắt gặp của dầu ủ tóc olive
Với xu hướng ngày càng ưa chuộng sản phẩm chăm sóc với chiết xuất thiên nhiên, dầu ủ olive xuất hiện trên thị trường với các mẫu mã ngày càng đa dạng.
Với đặc trưng các sử dụng, kiểu dáng thường được ưa chuộng với dầu ủ nói chung là hộp tròn và thấp, nắp mở để phù hợp với dung lượng sử dụng khác nhau của từng người.
Dung lượng sản phẩm của từng thương hiệu cũng đa dạng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người, tuy nhiên dung lượng phổ biến nhất trên thị trường được người dùng ưa chuộng là 500ml trở lên, vừa hợp lý về thời gian sử dụng mỗi sản phẩm, vừa tiết kiệm chi phí.
4.2 Mùi hương sau khi sử dụng
Sản phẩm ủ tóc thường có thêm các hương liệu để tạo mùi thơm cho tóc, yếu tố mùi hương cũng là vấn đề mà các chị em cân nhắc khi lựa chọn dầu ủ. Thành phần hoá học chính tạo mùi trong các sản phẩm chăm sóc tóc là Phthalates – nhóm chất hoá học được sử dụng phổ biến để tạo và lưu giữ mùi hương lâu. Tuy nhiên cũng nên tránh việc lạm dụng mùi hương quá nồng vì ngoài đặc tính tạo mùi hướng, Phthalates có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố nếu sử dụng sản phẩm trong thời gian dài
Ngoài lợi ích phục hồi mái tóc chắc khỏe, bóng mượt, dầu ủ olive với chiết xuất hương thơm đặc trưng từ trái olive đem lại mùi hương nhẹ nhàng, thư thái, mang đến cảm giác thoải mái cho bạn khi sử dụng. Không những thế, mùi hương còn lưu giữ trên tóc một khoảng thời gian khiến tóc thơm ngát trong một khoảng thời gian.
4.3 Thời gian bao lâu bạn cảm nhận được sự hiệu quả của dầu ủ tóc olive
Với khả năng phục hồi thông qua việc thấm sâu vào chân tóc, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của tóc ngay từ lần sử dụng đầu tiên: tóc suôn mượt và óng ả hơn.
Tuy nhiên, phù hợp vào tình trạng hiện tại của tóc và để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên kiên trì sử dụng dầu ủ tóc trong vòng 1 thời gian dài để có sự thay đổi rõ rệt nhất.
Qua các thông tin trên, hy vọng chị em nắm được tất tần tần công dụng và cách sử dụng dầu ủ olive để phục hồi cho mái tóc khỏe, đầy sức sống.