Nhiều người thường tự kết luận rằng mình bị dị ứng khi gặp những vấn đề về da với mỹ phẩm sử dụng. Tuy nhiên một số trường hợp thực chất chỉ là da bị kích ứng với hoạt chất và chúng có khả năng tự lành, còn dị ứng lại là trường hợp “khó chiều” hơn rất nhiều và cần thiết phải đi gặp bác sĩ.
Nhưng điều đó cũng không thể “đổ lỗi” hết cho người dùng khi triệu chứng dị ứng da (skin allergy) và kích ứng da (skin irritation) tương đối giống nhau như ngứa, đỏ, nổi mụn li ti, khô bong tróc khiến cho họ lầm tưởng và có những phương pháp điều trị không phù hợp.
Vì thế hôm nay iFree sẽ chia sẻ chi tiết về những điểm khác nhau của các triệu chứng kích ứng và dị ứng da khi dùng mỹ phẩm để các bạn có cách thức điều trị tốt nhất.
1. Kích ứng mỹ phẩm
– Biểu hiện của kích ứng: châm chích, mẩn đỏ, da khô rát, bong tróc, ngứa, chỉ biểu hiện trên bề mặt tiếp xúc với hoạt chất kích ứng và có thể tự khỏi nếu cách ly với tác nhân gây bệnh.
– Nguyên nhân hình thành: do phản ứng từ việc không phù hợp với mỹ phẩm như hương liệu tạo mùi, tạo màu, axit, sulfate, chất tẩy rửa,…
– Đối với tác nhân gây kích ứng: nếu bị kích ứng do việc sử dụng mỹ phẩm, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng chúng khi da đã quen với cơ chế miễn dịch. Tuy nhiên vẫn nên cẩn trọng và sử dụng với liều lượng hợp lý để da dần thích nghi.
2. Dị ứng mỹ phẩm
– Biểu hiện của dị ứng: giai đoạn đầu khá giống với kích ứng nhưng càng về sau tình trạng ngày một trầm trọng, các nốt mụn trở nên dày đặc, gương mặt phù nề, da phỏng rộp, lột từng mảng, ngứa ngáy khó chịu,…không chỉ biểu hiện ở vùng da tiếp xúc với hoạt chất dị ứng mà còn lan ra những vùng xung quanh và toàn thân, kèm theo những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nghẹt thở và tệ hơn nữa là sốc phản vệ.
– Nguyên nhân hình thành: Nếu kích ứng chỉ là việc vùng da tiếp xúc bởi những hoạt chất gây kích ứng thì dị ứng lại liên quan đến hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống phát hiện ra những hoạt chất “lạ” gây dị ứng, chúng sẽ tự sản xuất và giải phóng các kháng thể có tên là immunoglobulin E (IgE) sau đó sản sinh ra kháng thể histamin.Việc gia tăng nhanh chóng loại kháng thể này gây nên những hiện tượng viêm nhiễm dị ứng nghiêm trọng như khó thở, sốc phản vệ,…thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong. Đó là lý do tại sao các loại mỹ phẩm phải liệt kê hết tất cả thành phần chứa trong chúng và thường được in trên bao bì để người dùng có thể biết và phòng tránh.
– Đối với tác nhân gây dị ứng: tuyệt đối không được tác động chúng lên vùng da hoặc cơ thể của mình nữa. Bên cạnh đó bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị, tránh việc tự chữa trị tại nhà sẽ gây nên nhiều biến chứng không lường.
3. Phân biệt kích ứng mỹ phẩm và dị ứng mỹ phẩm
TIÊU CHÍ | KÍCH ỨNG MỸ PHẨM | DỊ ỨNG MỸ PHẨM |
Khái niệm | Phản ứng da do tiếp xúc với chất gây kích ứng, không liên quan đến hệ miễn dịch. | Phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng (allergen) |
Nguyên nhân | Thành phần có tính tẩy mạnh (cồn, hương liệu, axit cao), pH không phù hợp với da | Chất gây dị ứng cụ thể (paraben, lanolin, tinh dầu), phụ thuộc cơ địa từng người. |
Thời gian biểu hiện | Thường xuất hiện ngay hoặc trong vài giờ sau khi dùng sản phẩm. | Có thể xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày (phản ứng chậm do hệ miễn dịch) |
Triệu chứng | Đỏ, rát, khô, bong tróc nhẹ, cảm giác châm chích tại vùng tiếp xúc. | Ngứa dữ dội, nổi mẩn đỏ, phát ban, sưng, thậm chí phồng rộp lan rộng ngoài vùng dùng. |
Mức độ ảnh hưởng | Thường nhẹ, giới hạn ở vùng da tiếp xúc, giảm khi ngưng sử dụng. | Nặng hơn, có thể lan rộng, kéo dài, cần điều trị y tế nếu nghiêm trọng |
Cơ địa | Xảy ra với bất kỳ ai nếu vượt ngưỡng chịu đựng của da, không cần nhạy cảm trước | Chỉ xảy ra ở người có cơ địa dị ứng với thành phần cụ thể, mang tính cá nhân |
Xử lý | Ngừng dùng sản phẩm, làm dịu da bằng nước mát hoặc kem dưỡng ẩm nhẹ (như panthenol). | Ngừng dùng, thăm khám bác sĩ nếu nặng, có thể cần thuốc kháng histamin hoặc steroid. |
4. Lý do vì sao làn da dễ bị nhạy cảm?
– Nguyên nhân chính làm da phản ứng gay gắt khi bị tác động bởi các hoạt chất gây kích ứng/dị ứng đến từ môi trường. Ô nhiễm không khí, khói bụi độc hại, hiệu ứng nhà kính làm tầng ozone dần mỏng đi, không còn đủ khả năng cản phá tia UV, từ đó hàng rào bảo vệ phải chịu đựng cường độ ánh sáng cao hơn rất nhiều và rất dễ bị phá vỡ cấu trúc da. Lý do phổ biến thứ hai là việc sử dụng những loại kem trộn không rõ nguồn gốc xuất xứ có chứa thành phần gây hại da. Một số lý do khác đến từ việc lạm dụng mỹ phẩm quá mức hoặc xài những dòng sản phẩm không phù hợp.
Ô nhiễm môi trường ở nhiều thành phố lớn ảnh hưởng rất xấu đến da
5. Lưu ý
Trong làm đẹp không chỉ một số thành phần tẩy mạnh và hương liệu tổng hợp hóa học mới có khả năng gây kích ứng/dị ứng. Một số nguyên liệu vốn dĩ rất bình thường, thậm chí có hiệu quả tốt đối với người này lại là thứ kịch độc với người khác. Vì thế dù bạn có làn da mẫn cảm hay bình thường cũng hãy cẩn thận với mọi hoạt chất tiếp xúc với cơ thể để bảo đảm an toàn cho vẻ đẹp và sức khỏe của chính mình.
IFREE – Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.
Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.
Webiste: https://ifree.vn/
Hotline: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn