Kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, rất khó xác định được số vốn cụ thể vì con số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí thuê mặt bằng, phí nhập hàng, vốn đầu tư trang thiết bị, phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí dự trù. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng IFREE tìm hiểu kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn và các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm đạt lợi nhuận cao dành cho người mới bắt đầu, cũng như các hình thức kinh doanh mỹ phẩm phổ biến hiện nay mà bạn nên biết.
1. Có nên kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm không?
Trong những năm trở lại đây, thị trường mỹ phẩm ngày càng mở rộng và có sự tăng trưởng vượt trội. Đây không chỉ là cơ hội dành cho các ngành hóa mỹ phẩm ở nước ta mà còn là thời cơ cho các nhà đầu tư trong nước. Bởi không chỉ phái đẹp quan tâm đến lĩnh vực này mà cánh đàn ông cũng ngày càng chú trọng đến yếu tố làm đẹp. Thị trường mỹ phẩm vô cùng đa dạng với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, cũng là nhóm ngành tiềm năng với xu hướng mở rộng trong thời gian tới. Mỹ phẩm có nhiều mẫu mã, thương hiệu và đa dạng phân khúc giá. Tùy vào nhu cầu của khách hàng tiềm năng mà bạn có thể lựa chọn được các sản phẩm kinh doanh phù hợp nhất cho cửa hàng của mình.
2. Kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Ước tính số vốn tối thiểu để mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm sẽ dao động từ 150 triệu đến 200 triệu. Tuy nhiên, con số này còn có sự thay đổi tùy vào mô hình kinh doanh, số lượng mỹ phẩm nhập về và thị trường tiêu thụ.
2.1. Chi phí thuê địa chỉ kinh doanh mỹ phẩm
Mặt bằng kinh doanh mỹ phẩm nên rộng tối thiểu 30m2 để có đủ không gian trưng bày sản phẩm và tư vấn cho khách hàng. Chi phí đầu tư sẽ dao động trong khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Cửa hàng nên được đặt ở khu vực có đông dân cư, trên trục đường lớn để tối ưu khả năng tiếp thị, tuy nhiên mức đầu tư sẽ cao hơn khoảng từ 30 đến 50 triệu. Thông thường, chủ shop sẽ phải thanh toán tiền cọc thuê nhà trước từ 3 đến 6 tháng nên tổng chi phí dự trù sẽ rơi vào khoảng 60 đến 150 triệu.
2.2 Chi phí nhập hàng
Mỹ phẩm có rất nhiều loại, nhiều nhãn hiệu khác nhau với đa dạng phân khúc giá. Nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm cao cấp thì chi phí đầu tư còn lớn hơn nhiều. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, bạn cần nhập càng nhiều loại mỹ phẩm khác nhau càng tốt. Chi phí này sẽ dao động từ 200 triệu trở lên tùy vào thương hiệu, số lượng và quy mô cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chi phí nhập hàng cho những đợt tiếp theo. Nếu hàng hóa tồn kho nhiều, bạn cũng phải dự trù cho mình một số vốn đủ để tiếp tục nhập những đợt hàng khác về kinh doanh.
2.3 Chi phí đầu tư trang thiết bị trang trí
Chi phí đầu tư cho trang thiết bị và trang trí cửa hàng sẽ dao động trong khoảng từ 40 đến 60 triệu. Bạn cần chuẩn bị ít nhất những dụng cụ như kệ trưng bày, tủ kính, camera quan sát, máy tính thu ngân… Với cửa hàng mỹ phẩm, bạn nên ưu tiên lựa chọn những màu sắc sang trọng và thanh lịch. Đừng quên lên kế hoạch chi tiết để trang trí và thiết kế cửa hàng sao cho phù hợp. Ngoài ra, cửa hàng cũng phải có điểm nhấn riêng để dễ tạo ấn tượng với khách hàng.
2.4 Chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Một cửa hàng mỹ phẩm sẽ cần có tối thiểu các vị trí sau: Thu ngân, nhân viên kiểm kho, nhân viên tư vấn khách hàng, nhân viên giao hàng… để đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Số lượng nhân viên còn tùy vào quy mô kinh doanh và khối lượng công việc thực tế tại cửa hàng. Chi phí để thuê một nhân viên sẽ dao động trong khoảng từ 7-10 triệu 1 tháng. Sau khi đã có đủ số lượng nhân viên, bạn cần có thời gian rèn luyện, đào tạo để nhân viên có đầy đủ kỹ năng bán hàng và các kiến thức chuyên môn về mỹ phẩm. Từ đó có thể chăm sóc khách hàng một cách tận tình nhất, tạo thiện cảm và thu hút khách hiệu quả. Bạn có thể tự đào tạo nhân viên hoặc thuê người dạy chuyên nghiệp, chi phí này rơi vào khoảng 10 đến 20 triệu đồng.
2.5 Chi phí quảng cáo sản phẩm
Kinh doanh mỹ phẩm sẽ không đạt hiệu quả nếu bạn không có chiến lược quảng cáo phù hợp. Chi phí đầu tư cho việc tiếp thị quảng cáo sẽ phụ thuộc vào kế hoạch phát triển kinh doanh cũng như kênh truyền thông mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số hoạt động tiếp thị tốt cho kinh doanh mỹ phẩm:
- Thông báo khai trương qua tờ rơi, poster, thiết kế banner hoặc tung ra các chương trình sale lớn…
- Kết hợp chiến dịch bán hàng với giới thiệu sản phẩm mới
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi vào khung giờ thích hợp
- Sử dụng kênh bán hàng trực tuyến để tuyên truyền
- Tạo ra các chương trình trợ giá vận chuyển với những đơn hàng giá trị cao
Bạn cũng có thể tăng khả năng chốt đơn, tiếp cận khách hàng bằng cách nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ như Google Ads, Google Shopping, Facebook Ads.
2.6 Chi phí dự trù cho cửa hàng mỹ phẩm
Sau khi đã tính được các chi phí nêu trên, bạn cũng cần tính đến phí dự trù để duy trì hoạt động của cửa hàng trong một thời gian. Khi mới mở, lượng khách thường khá ít, do đó bạn có thể sẽ phải chịu lỗ hoặc chỉ đủ chi phí trang trải cho phí vận hành. Để cửa hàng tiếp tục hoạt động, bạn cần có một nguồn vốn dự trù để chi trả cho các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh, chẳng hạn như nhập thêm hàng mới để làm đa dạng dòng mỹ phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Phí dự trù nên chuẩn bị khoảng 50 triệu đồng là phù hợp.
2. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm đạt lợi nhuận cao
Bên cạnh việc lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị những chi phí nêu trên, dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm để đạt lợi nhuận cao mà bạn cần biết:
- Tung ra các chương trình giảm giá và chiết khấu hấp dẫn dành cho khách hàng
- Đảm bảo nguồn hàng chất lượng để giữ chân khách hàng
- Tìm nhập các nguồn hàng hiếm trên thị trường để thu hút tệp khách hàng tiềm năng
- Lên kế hoạch quảng bá và quảng cáo sản phẩm để tiếp cận khách hàng mới một cách thông minh
- Lựa chọn đối tượng khách hàng của mình sau đó tập trung nhập hàng phù hợp với đối tượng đó
3. Top 3 hình thức kinh doanh mỹ phẩm nên biết
Dưới đây là 3 hình thức kinh doanh mỹ phẩm phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm
Nhu cầu về mỹ phẩm ngày càng tăng, do đó hình thức bán lẻ sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang muốn khởi nghiệp. Đây cũng là hình thức kinh doanh truyền thống và phổ biến bậc nhất. Với kiểu mô hình này, bạn cần tìm hiểu kỹ xem nguồn cung cấp mỹ phẩm nào là uy tín và nên mua mỹ phẩm chính hãng ở đâu. Ngoài ra, bạn cũng nên phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng, phân tích đối thủ cạnh tranh để có đường đi đúng đắn nhất.
3.2 Nhà phân phối mỹ phẩm
Nếu có số vốn nhiều, bạn cũng có thể kinh doanh mỹ phẩm với quy mô lớn hơn. Một trong những hình thức được nhiều người lựa chọn là mô hình nhà phân phối mỹ phẩm hoặc cộng tác viên bán hàng với những thương hiệu lớn thay vì bán cho từng nhóm nhỏ. Với mô hình này, bạn có thể thu được khoản lãi lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, lãi nhiều cũng đi cùng với mức độ rủi ro cao. Việc kinh doanh cần có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị phân phối, đồng thời có được uy tín trên thương trường.
4.3 Mở shop mỹ phẩm online
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0 hiện nay đã kéo theo sự xuất hiện của ngày càng nhiều các shop mỹ phẩm online. Mô hình này yêu cầu chủ shop xác định được chính xác tệp khách hàng mà mình hướng đến, đồng thời trang bị kỹ năng marketing online, tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình. Bên cạnh đó, thiết kế website cũng là một cách để bạn thu hút được lượng khách đông đảo hơn.
Bạn có thể tạo group chuyên viết blog, đồng thời mở website kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… Hoặc bán mỹ phẩm online trên facebook, Instagram… Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích nhiều để bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh mỹ phẩm. Đừng quên theo dõi IFREE ngay hôm nay để có thêm nhiều bài viết hay ho và thú vị khác nhé.
IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.
Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.
Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.
Webiste: https://ifree.vn/
Hotline: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn