OBM là gì? So sánh OBM với ODM và OEM

- NGUYỄN PHÚC HẠNH - - 161 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

OBM là gì? Bên cạnh các thuật ngữ quá quen thuộc như OEM và ODM, khái niệm OBM là gì vẫn khiến nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn. Vậy OBM là gì và khác biệt thế nào với OEM, ODM? Dưới vai trò là đơn vị OBM trong lĩnh vực gia công mỹ phẩm, iFREE sẽ giúp bạn nắm được khái niệm OBM một cách dễ hiểu nhất, qua bài viết dưới đây!

1. OBM là gì?

OBM (Original Brand Manufacturer), được hiểu là “Nhà sản xuất thương hiệu gốc”, để chỉ các đơn vị nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, phân phối thành phẩm và thủ tục pháp lý liên quan cũng như chịu trách nhiệm về marketing và quảng bá thương hiệu. Còn khách hàng không được tham gia vào quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất thành phẩm, chỉ mua lại thành phẩm từ OBM, kinh doanh thành phẩm đó dưới tên thương hiệu doanh nghiệp mình.

Dưới vai trò là công ty OBM gia công mỹ phẩm, iFEE nhận định đây là một hình thức gia công mỹ phẩm trọn gói nhưng ở cấp độ cao hơn, trong đó doanh nghiệp OBM chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản phẩm, từ nghiên cứu công thức, thiết kế bao bì, sản xuất, đóng gói, phân phối đến marketing và quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp OBM sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm hoàn chỉnh. Còn lại khách hàng chỉ đơn giản là thu mua lại thành phẩm và phát triển kinh doanh.

Xem thêm dịch vụ gia công mỹ phẩm theo mô hình OBM tại iFREE:

2. Đánh giá ưu – nhược điểm của mô hình OBM

2.1. Ưu điểm

  • Lợi thế cạnh tranh về thương hiệu: Liên kết với đơn vị OBM, các doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm cũng có thể có lợi thế tiếp cận thị trường. Bởi việc phát triển, marketing và quảng bá thương hiệu đã có đơn vị OBM đảm nhận, giúp tối ưu hóa các nguồn lực và chuyên môn của từng bên.
  • Hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm: Thành phẩm đầu ra đã được đơn vị OBM uy tín kiểm định về chất lượng. Bạn không cần bận tâm quá nhiều về chất lượng sản phẩm. Thay vào đó hãy tập trung phát triển kinh doanh.

2.2. Nhược điểm

  • Mất quyền kiểm soát thương hiệu: Khi liên kết với nhà sản xuất thương hiệu gốc, doanh nghiệp phải chấp nhận mất quyền kiểm soát thương hiệu của mình. Bởi đơn vị OBM có toàn quyền quyết định về quảng bá, marketing và các quyết định khác liên quan đến thương hiệu.
  • Rủi ro trong việc giữ chân khách hàng: Khi doanh nghiệp không tự mình quảng bá thương hiệu, có khả năng khách hàng không nhận biết được thương hiệu của doanh nghiệp mà chỉ liên kết với đơn vị OBM, từ đó dẫn tới rủi ro về việc giữ chân khách hàng và mất đi sự phân biệt của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Phụ thuộc vào đơn vị OBM: Doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị OBM trong việc sản xuất và quảng bá sản phẩm, tiềm ẩn rủi ro và khó khăn khi cần thay đổi hoặc tìm kiếm đối tác khác trong tương lai.
obm là gì
Liên kết với đơn vị OBM, các doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm cũng có thể có lợi thế tiếp cận thị trường

3. So sánh giữa mô hình OBM và ODM, OEM

Mô hình OBM

Mô hình ODM

Mô hình OEM

Khách hàng trực tiếp thu mua thành phẩm và kinh doanh thành phẩm (gắn mác công ty OBM) dưới tên doanh nghiệp mình.

Khách hàng lên ý tưởng và mong muốn về sản phẩm. Khâu thiết kế, nghiên cứu, phát triển, sản xuất và đóng gói thuộc trách nhiệm của đơn vị ODM.

Khách hàng lên ý tưởng và công thức gia công thành phẩm. Khâu sản xuất và đóng gói thuộc trách nhiệm của đơn vị OEM.

Toàn quyền thiết kế và phát triển và sản xuất sản phẩm theo công thức của mình.

Thiết kế, phát triển và sản xuất sản phẩm theo công thức của mình nhưng cần đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 

Thiết kế, phát triển và sản xuất sản phẩm theo công thức của khách hàng. 

Khách hàng không được tham gia vào công đoạn nào.

Khách hàng được đóng góp ý kiến và có thể điều chỉnh một chút về công thức và nguyên liệu sản xuất.

Khách hàng toàn quyền quyết định yêu cầu và công thức, nguyên liệu sản xuất.

Chi phí đầu tư cao do cần phát triển đồng bộ nghiên cứu & phát triển, sản xuất thành phẩm cũng như phát triển thương hiệu.

Chi phí đầu tư trung bình do công ty ODM cần đầu tư vào quá trình nghiên cứu và phát triển. 

Chi phí đầu tư thấp do chỉ tìm đơn vị sản xuất và đóng gói. Các khâu còn lại doanh nghiệp tự phát triển.

4. Góc nhìn của iFREE – Công ty OBM gia công mỹ phẩm với lựa chọn định hướng kinh doanh giữa OBM, ODM và OEM?

Dù lựa chọn định hướng kinh doanh giữa OBM, ODM hay OEM thì việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là xác định và hiểu rõ năng lực cốt lõi và điểm yếu của doanh nghiệp để chọn đối tượng hợp tác có khả năng hỗ trợ khắc phục điểm yếu đó.

  • Nếu doanh nghiệp thiếu chuyên môn về thiết kế thì lựa chọn mô hình ODM để tận dụng thiết kế và sản xuất sản phẩm theo yêu cầu là tối ưu. 
  • Nếu doanh nghiệp thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất hay chưa thực sự tối ưu về quy trình sản xuất, có thể lựa chọn mô hình OEM để tận dụng khả năng sản xuất và cung ứng chất lượng cao. 
  • Trong khi đó, nếu doanh nghiệp không mạnh về truyền thông, tiếp thị và xây dựng thương hiệu, họ cần sự hỗ trợ từ OBM để tạo dựng và quản lý thương hiệu một cách chuyên nghiệp.
obm la gi 1
Quy trình gia công mỹ phẩm OBM tại iFREE

 

Nếu bạn đang hoạt động trong ngành mỹ phẩm và đang tìm kiếm đối tác có khả năng nghiên cứu và cung cấp công thức sản phẩm độc đáo và độc quyền, cùng định vị thương hiệu uy tín và chất lượng, IFREE là sự lựa chọn tối ưu cho đơn vị OBM gia công mỹ phẩm uy tín. Mục tiêu của chúng tôi là hợp tác cùng phát triển và mang lại giá trị mỹ phẩm hiện đại – mỹ phẩm bền vững tới cộng đồng!

IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.

Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.

Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.

Webiste: https://ifree.vn/

Hotline: 094 200 20 20

Email: contact@ifree.vn

Đăng ký nhận báo giá

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn và hỗ trợ bạn!