Mụn bọc, mụn đầu đen, mụn đinh râu, mụn nang,… là những loại mụn phổ biến, dễ mắc phải nhất nhưng đều có thể dễ dàng nhận thấy và điều trị. Còn có một loại mụn cứng đầu và rất khó để điều trị dứt điểm dù không gây sưng đau, không lồi lõm mất thẩm mỹ – mụn ẩn. Vậy mụn ẩn là gì? Làm sao để biết da mình có mụn ẩn hay không?
1. Mụn ẩn là gì?
Mụn ẩn là một loại mụn không viêm, nằm sâu dưới da và không nổi lên bề mặt da như mụn bọc hay mụn đầu đen.
Mụn ẩn thường không gây đau nhức nhưng lại khiến bề mặt da trở nên sần sùi, không đều màu và khó che phủ bằng mỹ phẩm. Vì không có nhân mụn rõ ràng, mụn ẩn khó phát hiện và điều trị hơn các loại mụn khác.
2. Mụn ẩn dưới da hình thành như thế nào?
Mụn ẩn hình thành dưới da trong điều kiện da có nhiều bã nhờn (dầu), vi khuẩn và bụi bẩn bị mắc kẹt sâu trong nang lông. Người có da dầu dễ nổi mụn ẩn hơn người có da khô.
3. Làm sao để nhận biết da mình có bị mụn ẩn hay không?
Theo nghiên cứu và tổng hợp từ phòng R&D mỹ phẩm tại iFREE, mụn ẩn thường khó nhận biết bằng mắt thường, nhưng có một số dấu hiệu có thể giúp bạn phát hiện sớm:
- Sần sùi dưới bề mặt da: Khi sờ vào da, bạn sẽ cảm thấy bề mặt da không mịn màng mà có những nốt nhỏ li ti dưới da, đặc biệt ở vùng trán, cằm, hoặc má.
- Không có nhân mụn nổi lên rõ ràng: Khác với mụn bọc hay mụn đầu đen, mụn ẩn không có nhân mụn rõ rệt, không nổi đầu mụn và không bị viêm đỏ.
- Xuất hiện dưới dạng nốt nhỏ, cùng màu da: Mụn ẩn thường là những đốm nhỏ, có màu gần như tương đồng với màu da hoặc hơi ngả vàng, làm da trông không đều màu.
- Thường xuất hiện theo cụm: Các nốt mụn ẩn thường tập trung thành từng vùng hoặc cụm nhỏ, khiến da có cảm giác thô ráp và không đều.
- Không đau, không sưng viêm: Mụn ẩn thường không gây đau hay sưng viêm, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn và chuyển thành mụn viêm.
4. Những vị trí nào trên mặt dễ bị mụn ẩn?
Mụn ẩn thường xuất hiện ở những vùng da dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường. Các vị trí mụn ẩn thường gặp cụ thể như sau:
4.1. Mụn ẩn trên trán
Cách nhận biết:
- Rửa tay sạch, dùng tay để xoa nhẹ lên trán. Nếu có cảm giác sần sùi, có thể đó là mụn ẩn.
- Sau khi trang điểm, nếu thấy lớp nền vùng da trán không mịn màng, có thể bạn đang bị mụn ẩn ở trán.
4.2. Mụn ẩn ở cằm
Cách nhận biết:
- Sờ vào vùng da dưới cằm có cảm giác cộm cộm.
- Các nốt mụn ẩn có kích thước nhỏ như đầu kim châm và thường mọc thành từng cụm dưới cằm.
- Sau khi trang điểm, phủ phấn, thấy bề mặt da vùng sần sùi những nốt nhỏ.
4.3. Mụn ẩn trên má
Má là vùng da khá nhạy cảm, dễ tích tụ dầu thừa, bụi bẩn và gây ra mụn ẩn nếu không được chăm sóc đúng cách.
4.3. Mụn ẩn ở quai hàm
Quai hàm dễ phát sinh mụn ẩn do chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài như việc đeo khẩu trang, cài quai nón bảo hiểm, thói quen đưa tay lên sờ cằm…
5. Nguyên nhân dẫn đến da bị mụn ẩn
- Tắc nghẽn lỗ chân lông: Mụn ẩn hình thành khi bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông. Việc không làm sạch da kỹ lưỡng hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp có thể khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây ra mụn ẩn.
- Chăm sóc da không đúng cách: Rửa mặt không sạch, không tẩy tế bào chết định kỳ, hoặc sử dụng mỹ phẩm chứa các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông là nguyên nhân chính dẫn đến mụn ẩn.
- Yếu tố môi trường: Ô nhiễm, khói bụi, và vi khuẩn trong không khí có thể làm tình trạng mụn ẩn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, thức khuya, căng thẳng cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện của mụn ẩn.
6. Mụn ẩn có tự hết không?
iFREE đã tổng hợp từ những nghiên cứu của các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Việt Nam và đưa đến kết luận rằng, trong khoảng 50% – 80% trên tổng các trường hợp, mụn ẩn tự hết sau vài tuần đến vài tháng. Việc nặn mụn không đẩy nhanh quá trình chữa lành mụn; thậm chí sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, làm to và đẩy nhân mụn vào sâu hơn tạo nên các vết thâm mụn sau viêm.
Với một số người, mụn ẩn khi tổn thương dẫn đến tăng sắc tố (sẹo màu hồng, đỏ hoặc nâu)/ Trong khi với những người khác, mụn ẩn tồn tại lâu ngày không được điều trị có nhiều khả năng tiến triển thành mụn trứng cá và gây ra sẹo trên da.
7. Làm gì để cải thiện làn da đang bị mụn ẩn?
Để ngăn ngừa và điều trị mụn ẩn hiệu quả, trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra mụn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Làm sạch da đều đặn với sữa rửa mặt dịu nhẹ, tẩy tế bào chết định kỳ (2 lần/tuần) để loại bỏ tế bào da chết và bã nhờn, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh và hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và giảm stress.
- Sử dụng mỹ phẩm phù hợp: Chọn mỹ phẩm không chứa dầu (oil-free), không gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic) và phù hợp với loại da của bạn.
Để điều trị mụn ẩn hiệu quả, nên sử dụng các sản phẩm đặc trị chứa các thành phần giúp làm sạch sâu, thông thoáng lỗ chân lông, và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
- BHA (Salicylic Acid): Đây là thành phần tiêu biểu giúp thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông, làm sạch bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết, từ đó giảm thiểu mụn ẩn.
- Retinoids: Dẫn xuất của Vitamin A giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn.
- Niacinamide: Thành phần này giúp kiểm soát dầu, kháng viêm và cải thiện kết cấu da, giảm nguy cơ hình thành mụn ẩn.
Xem thêm dịch vụ gia công mỹ phẩm trị mụn ẩn tại iFREE:
Nhận biết sớm các dấu hiệu mụn ẩn và có quy trình chăm sóc da đúng cách là chìa khóa giúp ngăn ngừa mụn ẩn phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn. Việc sử dụng các sản phẩm phù hợp, duy trì chế độ chăm sóc da và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn giữ làn da luôn sạch sẽ, khỏe mạnh và mịn màng.
iFREE, với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công mỹ phẩm trị mụn ẩn, cam kết mang đến những sản phẩm an toàn và hiệu quả, được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu.
IFREE – Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.
Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.
Webiste: https://ifree.vn/
Hotline: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn