Tẩy tế bào chết môi là bước chăm sóc môi quan trọng mà không phải bất cứ chị em nào cũng biết.
Vì vậy, trong bài viết này, IFREE sẽ chia sẻ với các bạn 16 cách tẩy tế bào chết môi hiệu quả, dễ làm tại nhà. Cùng theo dõi và áp dụng bạn nhé!
1. Vì sao phải tẩy tế bào chết cho môi?
Tẩy tế bào chết là quy trình quan trọng không thể bỏ qua trong việc chăm sóc đôi môi của bạn. Đây là phương pháp tẩy da chết vật lý giúp lấy đi lớp ngoài cùng của da môi. Khi các tế bào mới mới hình thành, các tế bào cũ trên môi sẽ chết đi và bong ra.
Môi chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như môi trường, khí hậu khắc nghiệt, tuổi tác,..Cụ thể khi càng lớn tuổi lượng collagen bị mất đi theo thời gian sẽ làm da môi của bạn trở nên mỏng hơn. Tẩy tế bào chết sẽ giúp làm mịn các đường viền môi và kích thích lưu lượng máu, từ đó giúp trẻ hóa làn môi.
>>Xem ngay 9 loại kem tẩy da chết được ưa chuộng nhất hiện nay để chọn ra cho mình loại kem phù hợp nhất với da mặt của bạn nhé!
Bên cạnh đó thời tiết lạnh giá cũng sẽ làm môi trở nên nứt nẻ, khô ráp và bong tróc từng mảng. Việc tẩy tế bào chết cho môi định kỳ giúp loại bỏ lớp tế bào làm thâm sạm và khô ráp, góp phần giúp môi luôn căng mịn, tươi tắn và khỏe mạnh.
Tẩy tế bào chết cho môi sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Cải thiện đôi môi nứt nẻ, loại bỏ được lớp da chết – tác nhân làm môi thâm sạm và xỉn màu
- Bảo vệ môi tránh khỏi các tác nhân xấu từ môi trường, giúp duy trì làn da môi khỏe mạnh, mịn màng và tươi sáng
- Tạo điều kiện để môi hấp thụ dưỡng chất từ son dưỡng và các mặt nạ dành cho môi tốt hơn
- Cải thiện sắc tố môi giúp son lên màu đẹp, chuẩn và bám lâu.
2. Nên tẩy tế bào chết ở môi mấy lần 1 tuần?
Tuy tẩy tế bào chết cho môi mang lại nhiều lợi ích tốt nhưng theo bác sĩ da liễu khuyến cáo không nên lạm dụng tẩy da chết môi quá mức. Số lần thực hiện tẩy da chết ở môi còn tùy thuộc vào thời tiết để lựa chọn một cách hợp lý.
Đối với nhiệt độ thông thường, chỉ cần thực hiện 1 lần mỗi tuần là đủ. Khi thời tiết hanh khô hơn, hay vào mùa đông da môi trở nên bong tróc và nứt nẻ vì vậy bạn có thể tăng lên 2 đến 3 lần một tuần.
3. Không nên tẩy tế bào chết môi khi nào?
Để quá trình tẩy tế bào chết cho môi đạt được hiệu quả mong muốn, bạn không nên tẩy tế bào chết trong những trường hợp sau nhằm hạn chế làm tổn thương đến da môi nhất có thể:
- Không nên tẩy tế bào chết khi môi đang chảy máu hoặc đang nứt nẻ hoặc có dấu hiệu bất thường
- Khi môi xuất hiện mụn nước hoặc mụn trứng cá
- Môi đang bị cháy nắng
4. Quy trình tẩy tế bào chết môi
Bước 1: Tẩy trang môi
Sử dụng nước để làm sạch môi. Đặc biệt khi bạn sử dụng son hoặc son môi lì càng lâu phai thì càng chứa nhiều lượng chì. Bạn có thể sử dụng nước hoặc dầu tẩy trang lau cho đến khi lớp son môi biến mất. Sau đó rửa sạch với nước ấm và thấm khô nhẹ nhàng.
Bước 2: Thực hiện
Dùng bàn chải loại mềm hoặc dùng tay thoa đều một lượng vừa phải hỗn hợp tẩy da chết lên môi. Tiếp tục massage môi theo đường xoắn ốc đến hết vùng môi. Lưu ý đối với các hạt tẩy to và thô bạn nên thao tác một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương môi. Giữ nguyên hỗn hợp trong vòng 3-5 phút sau đó rửa sạch môi và lau khô bằng khăn mềm.
Lưu ý rằng mỗi lần thực hiện tẩy tế bào chết cho môi, bạn chỉ nên thực hiện từ 3-5 phút là đủ. Không nên lạm dụng tẩy quá lâu hoặc quá nhiều lần trong tuần vì da môi rất mỏng và nhạy cảm.
Bước 3: Dưỡng ẩm môi
Sau khi tẩy tế bào chết cho môi bạn tiến hành thoa một lớp son dưỡng để cung cấp lại độ ẩm cho môi. Nên thực hiện tẩy tế bào chết cho môi đều đặn để đôi môi luôn căng mọng và hồng hào.
5. 16 cách tẩy tế bào chết cho môi từ tự nhiên tại nhà hiệu quả
5.1. Cách tẩy tế bào chết môi bằng dầu dừa, mật ong và đường nâu
Hỗn hợp dầu dừa, mật ong và đường nâu được rất nhiều chị em ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong việc tẩy tế bào chết cho môi. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Trộn dầu dừa và mật ong theo tỉ lệ 1:1 rồi cho thêm đường nâu và trộn đều tay để trở thành hỗn hợp hơi sệt
Bước 2: Làm sạch môi với nước sạch trước khi thoa hỗn hợp
Bước 3: Chờ 1 – 2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và lau khô
5.2. Cách tẩy tế bào chết môi bằng đường, mật ong và chanh
Tẩy tế bào chết cho môi bằng đường, mật ong và chanh không chỉ mang lại hiệu quả trong việc loại bỏ các tế bào chết mà còn giúp dưỡng môi mềm mịn. Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn đường, mật ong, chanh theo tỉ lệ 1:1:1 thành hỗn hợp hơi sệt
Bước 2: Rửa sạch môi rồi thoa lên môi một lớp hỗn hợp vừa trộn
Bước 3: Chờ 1 -2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và lau khô môi
5.3. Cách tẩy tế bào chết môi bằng đường, muối và vaseline
Bước 1: Trộn Vaseline, muối và đường theo tỉ lệ lần lượt là 1:2:2
Bước 2: Rửa sạch môi bằng nước sạch
Bước 3: Thoa hỗn hợp lên môi với một lượng vừa đủ
Bước 4: Chờ 1 – 2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và lau khô môi.
>> Bạn đã biết cách sử dụng kem tẩy tế bào chết sao cho hợp lý chưa? Nếu chưa thì xem ngay bài viết hướng dẫn iFree chia sẻ để quá trình tẩy da chết được tối ưu nhất nhé!
5.4. Cách tẩy tế bào chết môi bằng yến mạch và mật ong
Không chỉ dùng để tẩy da chết môi hỗn hợp yến mạch và mật ong còn được sử dụng để tẩy da chết cho toàn thân.
Đây cũng là 1 công thức trong hơn 100 công thức gia công my phẩm tẩy tế bào chết của IFREE.
Cách làm như sau:
Bước 1: Trộn yến mạch và mật ong theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp hơi sệt
Bước 2: Rửa sạch môi bằng nước
Bước 3: Thoa lên môi một lớp vừa đủ
Bước 4: Chờ 1 -2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
>> Xem chi tiết cách tẩy tế bào chết bằng bột yến mạch đơn giản chỉ mất 10s chuẩn bị.
5.5. Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu oliu và đường
Trong khi chà xát đường giúp các tế bào chết bám trên bôi bị bong tróc ra thì dầu oliu lại giúp cho đôi môi trở nên mềm mại và căng mọng hơn. Cách tẩy tế bào chết cho môi được thực hiện như sau:
Bước 1: Trộn 1/2 muỗng đường (đường nâu hoặc trắng) với 1/2 muỗng dầu oliu thành hỗn hợp sệt
Bước 2: Rửa sạch môi với nước
Bước 3: Thoa hỗn hợp lên môi với lượng vừa đủ
Bước 4: Chờ 1 – 2 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
5.6. Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng bàn chải đánh răng
Đây là cách tẩy tế bào chết cho môi cực đơn giản và không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp tẩy tế bào chết mà không có tác dụng dưỡng môi. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 chiếc bàn chải đánh răng mịn
Bước 2: Dùng bàn chải chà nhẹ nhàng lên đôi môi trong khoảng vài giây
Lưu ý: Chà nhẹ nhàng nếu bạn không muốn môi bị xước, nứt toác hoặc chảy máu.
5.7. Cách tẩy tế bào chết cho môi từ dầu jojoba và đường
Bước 1: Trộn đều hỗn hợp dầu jojoba và đường theo tỷ lệ 1:1
Bước 2: Rửa sạch môi
Bước 3: Thoa hỗn hợp lên môi
Bước 4: Chờ 1 – 2 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
5.8. Cách Tẩy tế bào chết môi bằng baking soda
Với đặc tính tẩy nhẹ, baking soda sẽ giúp tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng hay bào mòn môi. Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn ½ muỗng baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt
Bước 2: Rửa sạch môi
Bước 3: Đắp hỗn hợp lên môi giống như miếng dán và chà xát nhẹ nhàng
Bước 4: Rửa sạch với nước ấm.
5.9. Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng nước hoa hồng
Với đôi môi nước hoa hồng không chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết mà còn có tác dụng làm mềm và làm hồng môi. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 lượng nước hoa hồng vừa đủ
Bước 2: Thoa nước hoa hồng lên môi sau khi môi đã được rửa sạch với nước
Bước 3: Để qua đêm đến sáng hôm sau thì rửa sạch lại với nước
5.10. Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng gừng
Gừng có tác dụng lưu thông máu, nên khi sử dụng gừng để tẩy da chết sẽ giúp đôi môi luôn sạch tế bào chết, mềm mại, hồng đỏ và căng mịn hơn. Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 1 lát gừng tươi
Bước 2: Chà xát nhẹ nhàng lát gừng tươi lên môi
Bước 3: Để trong khoảng vài phút rồi rửa lại với nước
5.11. Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng khăn mềm
Tẩy tế bào chết cho môi bằng khăn mềm tương tự như dùng bàn chải đánh răng. Tuy nhiên, việc dùng khăn mềm sẽ ít gây tổn thương lên đôi môi nên rất phù hợp với những đôi môi nhạy cảm. Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm và làm ấm nó
Bước 2: Chà xát và lau môi nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn
Bước 3: Rửa lại với nước
5.12. Tẩy tế bào chết cho môi bằng cà phê
Bước 1: Trộn bột cà phê trộn với mật ong nguyên chất/dầu dừa để tạo ra hỗn hợp sệt đặc
Bước 2: Rửa sạch môi với nước
Bước 3: Thoa hỗn hợp lên môi với 1 lớp vừa đủ (không quá mỏng cũng không nên quá dày)
Bước 4: Chờ 1 – 2 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
5.13. Tẩy tế bào chết cho môi bằng dâu tây
Trong dâu tây có chứa chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất nên có tác dụng tuyệt vời trong việc tẩy tế bào chết và dưỡng môi. Bạn có thể tẩy tế bào chết cho môi bằng dâu tây theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1-2 quả dâu tây
Bước 2: Nghiền nát dâu tây ra rồi thoa lên môi
Bước 3: Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu xuống từng lớp da
Bước 4: Rửa sạch lại với nước.
5.14. Tẩy tế bào chết ở môi bằng sữa chua
Bước 1: Chuẩn bị một lượng sữa chua không đường vừa
Bước 2: Thoa lên môi một lớp vừa đủ và kết hợp massage nhẹ nhàng
Bước 3: Rửa sạch với nước.
5.15. Tẩy da chết cho môi với cam hoặc chanh
Bước 1: Chuẩn bị 1 lát chanh hoặc cam tươi
Bước 2: Chà nhẹ lên môi trong 1 – 2 phút
Bước 3: Rửa sạch bằng nước ấm
5.16. Tẩy tế bào chết cho môi bằng ép bưởi, mật ong, đường và dầu oliu
Bước 1: Trộn đều nước ép bưởi, đường trắng, dầu oliu và mật ong theo tỷ lệ lần lượt là 2:3:1:1
Bước 2: Bôi hỗn hợp lên môi
Bước 3: Chờ 2 – 3 phút rồi rửa sạch môi với nước ấm.
6. Tổng kết
Với kinh nghiệm hơn 10 năm về gia công mỹ phẩm, nghiên cứu các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp với người tiêu dùng và cung cấp tới người kinh doanh mỹ phẩm những sản phẩm tốt nhất.
IFREE tin bạn đã có thêm kiến thức về việc tẩy da chết cho môi và bỏ túi cho mình kha khá những cách tẩy tế bào chết môi đơn giản, dễ làm và hiệu quả.
Bạn còn có cách làm tẩy tế bào chết cho môi nào khác không? Đừng quên chia sẻ dưới phần bình luận để mọi người cùng học hỏi nhé!
IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.
Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.
Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.
Webiste: https://ifree.vn/
Hotline: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn