Tia UVA, UVB, UVC là gì? Các thành phần cần có trong kem chống nắng chống tia UV

- NGUYỄN PHÚC HẠNH - - 1212 Lượt xem
Đánh giá post

Để có được làn da khỏe đẹp, trắng sáng chị em cần có chế độ chăm sóc thích hợp, ngoài ra tuyệt đối không được bỏ qua bước chống nắng cho da. Chống nắng có nghĩa là giúp da chống lại tác hại của các tia UVA, UVB, UVC lên da. Vậy những tia này là gì, cùng nhau tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn và cách chăm sóc và bảo vệ da tốt nhất nhé.

su ton tai cua tai uv 600x600 1

Sự tồn tại của tia UV

1. Tia UVA, UVB, UVC là gì?

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại không nhìn được bằng mắt thường. Dựa vào đặc tính nó được chia làm 3 loại gồm tia UVA, UVB, UVC.

a. Tia UVA, UVB là gì?

Tia UVA:

Là tia có bước sóng lớn từ 320-400 nm (nanomet). Tia này chiếm phần lớn (95%) lượng tia cực tím xuống trái đất. Có 2 loại tia UVA gồm, Tia UVA bước sóng ngắn từ 320-340 nm, tia này gây ra hiện tượng sạm, nám da, tia UVA có bước sóng dài hơn là từ 340-400 nm, khiến gây ra các nếp nhăn.

Tia UVA luôn tồn tại, dù là trời nắng, trời mưa hay trời mát. UVA có khả năng xuyên qua các lớp bảo vệ như: vải, mắt kính, khẩu trang… Khi tiếp xúc với tia này chúng ta không cảm nhận được sức nóng, nhưng về lâu về dài, chúng xuyên qua lớp trung bì, dần dần phá hủy collagen và elastin, làm cho da khô, nhăn nheo, gây nên sạm, nám, lão hóa và nó cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra ung thư da.

Tia UVA-UVB-UVC và tác dụng của nó lên da

Tia UVB:

Là tia có bước sóng 280-320 nm, tia này hoạt động mạnh nhất vào mùa hè và mạnh nhất là vào khoảng thời gian từ 10am-4pm. Khi tiếp xúc với da chúng gây cảm giác nóng, đồng thời nó có thể xuyên qua lớp sừng và lớp tế bào đáy làm da bỏng rát phồng rộp, da ửng đỏ, lột da…Nếu da phải tiếp xúc thường xuyên, lâu dài sẽ khiến tăng nguyên nhân ung thư da.

b. Tia UVC là gì?

Sở dĩ tách riêng tia UVC là vì nó là tia có bước sóng ngắn từ 100-280 nm nhưng có năng lượng lớn và cực kỳ độc hại và hiện nay chưa có loại kem chống nắng nào chống lại được nó. Là tia gây hại cho cơ thể nhiều nhất và được tầng ozon hấp thụ gần như toàn bộ. Nhưng với tình trạng tầng ozon bị thủng, khiến tia này chiếu qua được và nó là nguyên nhân chính gây ung thư da.

2. Cơ chế hoạt động và thành phần của kem chống nắng chống UVA và UVB

Đối với mỗi loại kem chống nắng khác nhau và đặc tính của từng loại mà có cơ chế hoạt động và thành phần, ưu điểm khác nhau.

tia uva uvb uvc va tac dung cua no len da 600x399 1

Cơ chế chống nắng của kem chống nắng vật lý và hóa học

2.1 Kem chống nắng hóa học

Về nguyên lý kem chống nắng hoạt động như một tấm màng lọc hóa học trên da, chống nắng cho da bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, xử lý chúng thành các tia có năng lượng thấp hơn phân hủy, phóng thích nó trước khi có thể làm tổn hại đến da.

lua chon kem chong nang vat ly hay hoa hoc 600x450 1

Lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học để bảo vệ da

Kem chống nắng hóa học là sự kết hợp gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần sẽ đem lại khả năng chống lại tia UVA, UVB cho da, với kết cấu mỏng nhẹ, không màu, không mùi, thẩm thấu nhanh vào da mà không làm da bóng dầu hoặc quá trắng rất tiện để chị em sử dụng.

Các thành phần chống UVA

Trong kem chống nắng hóa học, các thành phần chống UVA thường thấy như:

Butyl Methoxydibenzoylmethane, Disodium phenyldibenzimidazole tetrasulfonate, Avobenzone, Ecamsule, Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate, Dioxybenzone, Menthyl anthranilate, Oxybenzone, Sulisobenzone

bang thanh phan kem chong nang

Một số thành phần thường gặp trong kem chống nắng vật lý và hóa học

Các thành phần chống UVB

Các thành phần chống UVB thường thấy trong kem chống nắng hóa học có: Aminobenzoic acid (PABA), Cinoxate, Dioxybenzone, Homosalate, Menthyl anthranilate

Octinoxate/ Octyl Methoxycinnamate/ Ethylhexyl Methoxycinnamate

Octisalate/ Ethylhexyl salicylate

Octocrylene/ Octyl methoxycinnamate

Octyl salicylate

Oxybenzone

Padimate O

Phenylbenzimidazole sulfonic acid

Sulisobenzone

Trolamine salicylate

Các thành phần chống cả UVA và UVB

Kem chống nắng chống tia UVA và cả UVB thường chứa các thành phần như: Bis- ethylhexyloxyohenolmethoxypheyl triazine, Benzophenone- 3, Methylene bis-benzotriazolyl, tetramethylbutylphenol, Phenylbenzimidazole sulfonic acid, Dioxybenzone, Menthyl anthranilate, Oxybenzone, Sulisobenzone

su dung kem chong nang chong uva uvb moi ngay 600x315 1

Sử dụng kem chống nắng chống UVA/ UVB bảo vệ da mỗi ngày

Ưu nhược điểm của kem chống nắng hóa học

Với cơ chế hoạt động và thành phần như trên kem chống nắng hóa học ngoài đem lại những ưu điểm như trên thì các thành phần trong nó thấm vào cơ thể, hấp thụ các tia UV và biến đổi chúng thành nhiệt và giải phóng chúng ra khỏi da trước khi chúng gây hại cho da nhưng cũng vì vậy mà chúng cũng là nguyên nhân gây kích ứng da cao.

Ngoài ra kem cũng cần thời gian để hấp thụ lên da nên cần bôi lên da trước khi ra nắng 30 phút để đem lại hiệu quả. Đồng thời, tác dụng của kem chống nắng trên da không được lâu nên cần bôi nhắc lại lên da cứ khoảng 2 tiếng/ lần để đem lại hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Các thành phần trong kem chống nắng hóa học dễ bị phản ứng với ánh nắng và môi trường nên bảo quản không tốt sẽ làm giảm hiệu quả của kem chống nắng.

2.2 Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý hay còn được gọi dưới các cái tên như: kem chống nắng khoáng, tự nhiên hoặc vô cơ.

Các thành phần và cơ chế

Về cơ chế kem chống nắng vật lý được sử dụng trên da, đem lại tác dụng bảo vệ da với cơ chế tạo lớp màng chắn giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da. Kem chống nắng vật lý được ví như là một lớp áo, một bức tường giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím.

kem chong nang vat ly hay hoa hoc deu co uu nhuoc rieng 600x400 1

Kem chống nắng vật lý hay hóa học đều có ưu và nhược điểm riêng

Về thành phần, các chất thường thấy nhất trong kem chống nắng vật lý là:

Titanium dioxide: Chống UVA, UVB

Zinc oxide: chống UVA, UVB

Đây là 2 thành phần dùng phổ biến trong kem chống nắng, vừa có tác dụng bảo vệ da hiệu quả dưới tác dụng của tia UVA và UVB.

Để phân biệt giữa kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học cách nhanh nhất, người ta cũng dựa vào 2 thành phần nói trên.

Ưu và nhược điểm của kem chống nắng vật lý

So với kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý như một lớp áo giáp trên da bảo vệ da nên rất dịu nhẹ, lành tính, ít gây kích ứng cho da.

Kem ở trên bề mặt nên có tác dụng ngay sau khi sử dụng, đồng thời bảo vệ da trong thời gian dài hơn.

Kem ít bị ảnh hưởng bởi ánh nắng và môi trường nên dễ bảo quản hơn. Đồng thời, thành phẩm có chứa Zinc oxide giúp kháng viêm, làm dịu nhẹ cho làn da mụn.

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý là chỉ số chống nắng không cao và 2 thành phần chống nắng chính là Titanium dioxide và Zinc oxide là chất không tan và dễ bị vón cục sản phẩm, đồng thời để lại trên da một lớp trắng xóa không được thẩm mỹ.

kem chong nang giup bao ve da 600x359 1

Kem chống nắng giúp bảo vệ da hiệu quả mỗi ngày

Đối với loại kem chống nắng khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, cũng từ những điểm này các công ty đã nghiên cứu và phát triển ra dòng kem chống nắng kết hợp giữa chống nắng hóa học và chống nắng vật lý để khắc chế được những nhược điểm và phát huy hết những ưu điểm của mỗi loại.

Tìm hiểu về tia UVA/UVB cũng như các thành phần thường thấy trong các loại kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học để biết và nắm rõ tác hại của các tia ảnh hưởng đến da như thế nào và lựa chọn được cho mình loại kem chống nắng phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe làn da mỗi ngày.

Mẫu sản phẩm chống nắng hiệu quả tại IFREE Beauty

IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.

Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.

Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.

Webiste: https://ifree.vn/

Hotline: 094 200 20 20

Email: contact@ifree.vn

Đăng ký nhận báo giá

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn và hỗ trợ bạn!