Để có được mái tóc suôn mềm chắc khỏe, sử dụng mặt nạ tóc là một bước thiết yếu nằm trong quá trình 3 bước chăm sóc tóc cơ bản: gội, xả và ủ tóc bằng mặt nạ.
Vậy, liệu bạn đã biết cách sử dụng các sản phẩm ủ tóc một cách hiệu quả, cùng iFree tìm hiểu tất tần tật về mặt nạ ủ tóc nhé!
1. Mặt nạ ủ tóc là gì? Công dụng bất ngờ của mặt nạ tóc
Mặt nạ ủ tóc là sản phẩm cấp ẩm và nuôi dưỡng tóc. Mặt nạ tóc thường chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như Peptide từ đậu Hà Lan, chiết xuất hạt chia, vitamin E, A, B… là các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng tóc.
Vì bận rộn, quy trình chăm sóc tóc của phái đẹp thường gói gọn nhanh ở hai bước: gội và xả tuy nhiên xả thôi là chưa đủ. Dầu xả thường được cấu tạo từ các thành phần hóa học và chứa ít thành phần tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng tóc mềm mượt tức thì nhưng lại không cải thiện tóc từ bên trong.
Mặc dù không mang lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng mặt nạ tóc nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong, cải thiện tóc xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng. Thêm vào đó khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng của tóc rất kém, vì vậy sử dụng mặt nạ tóc hay thuốc ủ tóc là yếu tố “sống còn” để có được mái tóc như ý.
2. Nguyên liệu tạo nên mặt nạ ủ tóc hiệu quả
Thành phần cơ bản để tạo nên mặt nạ ủ tóc là những nguyên liệu tự nhiên đơn giản, dễ sử dụng như: trứng gà, bơ, chuối, chanh và nước cốt dưa… cung cấp các vitamin thiết yếu cho tóc.
Các nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên dưới đây thường xuyên được dùng trong quy trình gia công mỹ phẩm tóc của IFREE.
2.1 Mặt nạ ủ tóc từ trứng gà: Ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc
Chất dinh dưỡng từ trứng sẽ kích thích tăng trưởng tóc, đem lại mái tóc dày và đẹp, giải quyết vấn đề nan giải rụng tóc mà nhiều phái đẹp đang mắc phải. Lòng đỏ trứng gà còn có tác dụng làm tóc chắc khỏe và mượt mà, phá vỡ cấu trúc tối thiểu của tóc, khiến mái tóc chẻ ngọn, khô xơ “ngoan ngoãn” và dễ kiểm soát hơn. Trứng gà hoạt động như một dưỡng chất dưỡng ẩm tự nhiên giúp tóc dễ dàng vào nếp khi tạo kiểu.
2.2 Mặt nạ ủ tóc từ chuối: giải quyết vấn đề xơ rối, bị gàu của tóc, giúp tóc mọc khỏe hơn
- Nhờ hàm lượng silica cao, mặt nạ chuối có thể giúp ích cho mái tóc xơ rối của bạn. Silica sẽ được cơ thể bạn hấp thụ để sản xuất collagen và protein, có vai trò nền tảng giúp mái tóc bồng bềnh và khỏe mạnh và bóng mượt tự nhiên, không xơ rối.
- Tình trạng kích ứng, khô, nấm da đầu hoặc vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra gàu. Sử dụng mặt nạ chuối ủ lên da đầu có thể cung cấp thêm độ ẩm (giảm khô) và cũng loại bỏ các loại vi khuẩn gây ra gàu khỏi da đầu của bạn.
- Chất chống oxy hóa trong chuối cũng có thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch ở da và giảm thiểu sự mất cân bằng oxy hóa – một nguyên nhân chính khiến tóc dễ gãy rụng và hư tổn. Nếu sử dụng mặt nạ chuối cho tóc thì dần dần tóc bạn sẽ khỏe hơn và mọc nhanh hơn.
Thêm vào đó, mặt nạ chuối cũng cho thấy nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng tóc chẻ ngọn và tăng tính đàn hồi cho mái tóc của bạn.
2.3 Mặt nạ ủ tóc từ chiết xuất đậu Hà Lan và Hạt chia: giảm tóc hư tổn
– Peptide từ đậu Hà Lan là hoạt chất phục hồi tóc dựa trên cơ sở phục hồi các Barrie Structure: cấu trúc của hoạt chất này được mô phỏng tương đồng với cấu trúc của lớp F-layer, có khả năng hấp phụ chọn lọc vượt trội đối với phần hư tổn của bề mặt tóc, hoạt động như lớp F-layer giả và cải thiện chức năng của bề mặt tóc giảm do hư tổn.
– Chiết xuất hạt chia: Giúp tăng độ ẩm (một yếu tố không thể thiếu cho mái tóc chắc khỏe) và bảo vệ tóc khỏi các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Có thể nói Peptide là nguyên liệu rất quan trọng trong công thức gia công mỹ phẩm (không chỉ làm mặt nạ ủ tóc mà còn trong nhiều nhóm mỹ phẩm khác)
3. Cách dưỡng ủ tóc ở nhà
3.1 Sử dụng các nguyên liệu:
Nếu nằm lòng các công thức “sáng tạo mặt nạ ủ tóc” đơn giản, bạn có thể dưỡng tóc ngay tại nhà từ các nguyên liệu sẵn có trong tủ lạnh: như trứng gà, bơ, chuối, sữa chua….
Ưu điểm của phương pháp này là vì sử dụng nguyên liệu 100% tự nhiên nên hoàn toàn thân thiện với tóc. Tuy nhiên ứng dụng cách thức này có phần vất vả hơn, vì bạn phải tự tay pha chế mặt nạ ủ tóc, và phải xả tóc thật kỹ .
3.2 Mặt nạ ủ tóc, thuốc ủ tóc
Nếu bạn tìm kiếm cách thức ủ tóc đơn giản dễ sử dụng hơn, thì các loại mỹ phẩm đóng hộp từ mặt nạ ủ tóc là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Các sản phẩm này vẫn được chiết suất từ thành phần tự nhiên lành tính cho tóc. Thêm vào đó mặt nạ ủ tóc thường được nghiên cứu, thử nghiệm độ thích hợp cho chăm sóc tóc trước khi đưa vào sản xuất diện rộng.
3.3 Các bước ủ tóc tại nhà
Để ủ tóc đạt hiệu quả cao nhất bạn bạn cần biết ủ tóc đúng cách:
Bước 1: Vệ sinh tóc sạch sẽ trước khi đắp mặt nạ ủ tóc
Đắp mặt nạ cho tóc, ngoài giúp lấy đi bụi bẩn còn bổ sung cả những dưỡng chất cần thiết. Do đó, nếu không muốn chất bẩn thấm ngược trở lại tóc trong quá trình đắp mặt nạ, hãy nhớ làm sạch tóc trước. Mặt nạ cho tóc sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất sau khi gội đầu sạch với độ ẩm tóc vào khoảng 30%.
Bước 2: Kỹ thuật đắp mặt nạ ủ tóc “đúng điệu”
Không đơn giản chỉ là thoa hỗn hợp mặt nạ lên tóc là xong, bạn cần có kiến thức cũng như kỹ thuật thực hiện đúng.
Với mái tóc dầu chỉ nên đắp mặt cho phần thân tóc và tuyệt đối không cho chân tóc tiếp xúc với mặt nạ. Còn với mái tóc khô và xoăn, bạn có thể thoa mặt nạ cho cả mái tóc.
Đối với tóc nhuộm, tóc đã qua xử lý hóa chất liều lượng hỗn hợp, hãy “mạnh tay” thoa lượng lớn hỗn hợp để tóc được hấp thụ nhiều dưỡng chất nhất có thể.
Tuyệt đối không được vò hay nhồi tóc, hãy nhẹ nhàng với tóc khi thoa mặt nạ.
Bước 3: Sử dụng thêm nhiệt trong quá trình đắp mặt nạ cho tóc
Sau khi thoa đều hỗn hợp lên tóc, hãy ủ tóc bằng dụng cụ trùm tóc chuyên dụng và sử dụng máy sấy ở nhiệt độ thấp để tạo hơi nước giúp việc dưỡng tóc đạt hiệu quả hơn. Cần lưu ý về nhiệt độ của máy sấy và thời lượng ủ mặt nạ (khoảng 15 phút).
Bước 4: Xả mặt nạ và gội đầu lại bằng nước lạnh
Mái tóc “thích” nước lạnh hơn nước ấm. Vì vậy hãy gội đầu và xả lại tóc bằng nước lạnh để rửa trôi lớp mặt nạ. Bạn cũng có thể tạo lạnh cho hỗn hợp mặt nạ bằng cách trước khi dùng bằng cách để hỗn hợp vào tủ lạnh.
4. Tóc được ủ mấy lần 1 tuần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất?
Cũng như da mặt, da đầu và tóc không cần phải thường xuyên đắp mặt nạ. Đắp mặt nạ với tần suất đều đặn và liều lượng phù hợp (1 tuần/ lần) là đủ để mái tóc luôn chắc khỏe. Mái tóc bị chẻ ngọn hoặc quá khô có thể đắp 2 lần/tuần để tóc nhanh phục hồi.
5. Mặt nạ tóc được gia công như thế nào
Cũng như da mặt, mái tóc cũng cần được chăm sóc từ chân tóc ngọn với các sản phẩm lành tính cung cấp dinh dưỡng cho tóc. Quy trình gia công cần đảm bảm những yếu tố riêng biệt kết hợp công thức riêng.
Tại iFree các sản phẩm mỹ phẩm tóc khác được sản xuất với quy mô lớn diện tích hơn 5500m2, trang thiết bị, máy móc hiện đại. Quy trình sản xuất khép kín đảm bảo sản phẩm chất lượng và an toàn.
Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn CGMP – ASEAN đáp ứng mọi yêu cầu về vệ sinh an toàn cũng như chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sản xuất tại IFREE được lưu hành trên toàn quốc và có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Mong rằng với những chia sẻ trên của iFree, bạn đã có thêm những bí quyết hữu ích để làm đẹp và chăm sóc mái tóc xinh xắn nhé!
>> Đăng ký nhận báo giá gia công mặt nạ ủ tóc
IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.
Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.
Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.
Webiste: https://ifree.vn/
Hotline: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn