Sodium Laureth Sulfate (SLES) hay Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là một chất hoạt động bề mặt, mang tính chất tẩy rửa cao, giúp loại bỏ các vết bẩn. Nó là thành phần có mặt trong rất nhiều mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Một trong những chức năng độc đáo của nó là tạo bọt, với giá thành khá rẻ và đem lại hiệu quả cao trong việc làm sạch, loại bỏ các chất dư thừa trên da nên chúng được sử dụng khá phổ biến. Vậy Sodium Laureth Sulfate là chất gì?Sodium Laureth Sulfate có hại không khi có mặt trong các loại mỹ phẩm?
Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:
- Sodium Laureth Sulfate là gì?
- Những công dụng của Sodium Lauryl Sulfate
- Chất tạo bọt trong sữa rửa mặt
- SLS có thực sự an toàn?
1. Sodium Laureth Sulfate là gì?
Sodium Laureth Sulfate là gì? Sodium Laureth Sulfate (SLES) hay còn được gọi là Natri Laureth Sunfat là một loại ether sulfate hoạt tính mạnh được sản xuất từ một loại rượu béo đặc biệt có chứa trung bình 2 mol ethylene oxide theo quy trình liên tục.
Natri laureth sulfate (SLES), một sự co lại được chấp nhận của natri lauryl ether sulfate (SLES), là một chất tẩy anion và chất hoạt động bề mặt có trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, v.v.). SLES là một chất tạo bọt rẻ tiền và rất hiệu quả
Với công dụng kiểm soát tối đa các sản phẩm phụ không mong muốn, bao gồm cả những sản phẩm gây ra màu và mùi, từ đó đạt được các tiêu chí về hương thơm và màu sắc riêng của hoạt chất.
Không giống như các sulfate ether hoạt tính mạnh khác, SLES không chứa cồn ethyl hoặc isopropyl, giúp loại bỏ mọi nguy cơ hỏa hoạn.
Bộ Y Tế và NICNAS (Cục đánh giá hóa chất công nghiệp quốc gia ) của Úc đã xác nhận SLES không làm biến đổi ADN và an toàn với liệu lượng cho phép (nồng độ sử dụng của hoạt chất này thấp hơn natri lauryl sulfate và natri laureth-1-sulfate).
2. Những công dụng của Sodium Lauryl Sulfate
Các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thành phần SLES trong hàng loạt sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình như sữa tắm, dầu gội đầu, chất tạo bọt trong sửa rữa mặt, chất tẩy rửa, kem đánh răng và bọt kem cạo râu… với nồng độ khá thấp.
Riêng về lĩnh vực chăm sóc da, SLES chủ yếu được dùng trong các sản phẩm có tính chất làm sạch vì khả năng tạo bọt khi tiếp xúc với nước, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng làm chất nhũ hoá.
3. Chất tạo bọt trong sữa rửa mặt
Muốn nêu bật được lý do tại sao Sodium Lauryl Sulfate được dùng trong mỹ phẩm thì nên tìm hiểu công dụng của sodium laureth sulfate trong mỹ phẩm như thế nào?
Với công dụng làm sạch nên nó là thành phần phổ biến có mặt trong các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân giúp làm sạch hiệu quả, tạo độ ẩm, loại bỏ các bã nhờn để làm sạch sâu và loại bỏ chúng tuyệt đối.
Đồng thời hợp chất này cũng là một trong những thành phần quan trọng trong công nghệ tạo bọt giúp dễ dàng khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da.
Rất dễ dàng tìm thấy Sodium Laureth Sulfate trong mỹ phẩm như:
- Sản phẩm chăm sóc cá nhân: Kem cạo râu, dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, chất tẩy tế bào chết và cả xà phòng…
- Sản phẩm cho tóc: Dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dược liệu trị gàu…
- Sản phẩm chăm sóc răng: Kem đánh răng, thuốc tẩy trắng răng, nước súc miệng.
- Sản phẩm dành cho tắm, gội: Sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm.
- Kem và sữa dưỡng thể: Các loại kem thoa tay, mặt nạ, kem chống ngứa hoặc kích ứng, kem chống nắng và các loại kem giúp rụng lông…
- Sản phẩm trong sinh hoạt hàng ngày: Xà bông rửa chén, Bột giặt, Chất tẩy vết bẩn, keo vải…
Trên thực tế, Sodium Laureth Sulfate có rất nhiều tên gọi khác nhau. Nhiều khi các sản phẩm sử dụng SLA sẽ không ghi rõ trên bao bì nên khi sử dụng cần kiểm tra kỹ thành phần.
Hãy xem nhanh video để biết thêm chi tiết nhé:
4.SLS có thực sự an toàn?
4.1 Tin đồn về SLS
Tuy có nhiều tác dụng nhưng khi nói về SLS cũng có rất nhiều tin đồn như:
- SLS là một chất gây kích ứng da rất phổ biến, có tính chất ăn mòn, nó bào mòn các chất béo và protein trong da và cơ.
- SLS gây ô nhiễm nước ngầm.
- SLS có thể thẩm thấu vào mô, cơ và ảnh hưởng tới các bộ phận như: mắt, não, tim và cơ thể khó giải phóng nó ra ngoài.
- Đây là một chất gây kích thích mắt, có thể gây đục thủy tinh thể.
- Trong quá trình sản xuất SLS gây ra ô nhiễm và sử dụng các dung môi độc hại có thể gây ung thư.
Sodium Laureth Sulfate là chất tăng cường thâm nhập vì vậy nó giúp các hóa chất khác dễ xâm nhập vào cơ thể, kể cả hoá chất độc hại, khiến da dễ bị tổn thương.
4.2 SLS có hại không?
Thông qua thẩm định của các chuyên gia trong ngành, SLS với hoạt tính làm sạch bề mặt và hợp chất an toàn đối với người sử dụng.
Tính tới nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng, chứng minh Sodium Laureth Sulfate có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ung thư. Hầu hết kết quả các thí nghiệm liên quan đến SLS đều cho thấy nó hoàn toàn lành tính, an toàn nếu sử dụng nó với nồng độ và tần suất thích hợp.
Việc tiếp xúc với SLS trực tiếp và lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như kích ứng da. Mức độ kích ứng tuỳ thuộc vào thời gian tiếp xúc, độ tinh khiết, cũng như nồng độ của SLS trong các sản phẩm.
Để xác nhận mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm chứa SLS cần tìm hiểu và đưa những bằng chứng về nó. Nhưng tìm hiểu các thông tin về công dụng của Sodium Laureth Sulfate nhận thấy có rất nhiều nghiên cứu được các hiệp hội ở các quốc gia chứng minh về độ an toàn thực sự của nó.
4.3 Sự thẩm định của các cơ quan, tổ chức về chất tạo bọt trong mỹ phẩm
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA)
Đưa ra kết quả miễn các yêu cầu về việc giảm nồng độ SLS trong các thành phần của các chất rửa thực phẩm bởi tính an toàn và đưa ra quy định nồng độ SLA tối đa khi sử dụng là 350ppm trong các thành phần.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
Cho phép bổ sung Sodium Lauryl Sulfate vào thành phần phụ gia trực tiếp có trong thực phẩm.
Chỉ thị quy định mỹ phẩm của Liên minh châu Âu
Được cho phép sử dụng trong thành phần mỹ phẩm hoặc các sản phẩm vệ sinh cá nhân bán trên thị trường châu Âu.
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển của 30 quốc gia
Đã tiến hành kiểm tra về các mối nguy hiểm của Sodium Lauryl Sulfate lên môi trường và sức khỏe con người. Kết luận đưa ra là SLS không có bất kỳ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người kể cả khả năng gây ung thư.
Như vậy, không hề có bằng chứng nào về việc sử dụng SLS gây hại trong mỹ phẩm hoặc các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với da, nó hoàn toàn an toàn khi sử dụng như một thành phần làm sạch có trong mỹ phẩm.
Tuy nhiên, có thể gây kích ứng da ở nhiều người nhạy cảm, chính vì vậy vấn đề không nằm ở lời đồn hay các nghi ngại về nó mà điều quan trọng khi sử dụng sản phẩm là cần tìm hiểu kỹ và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Bạn nghĩ sao khi một chất độc hại lại được cấp phép sử dụng nhiều đến thế. Vấn đề cơ bản nằm ở chỗ sử dụng nó như thế nào mà thôi.
4.4 SLS nên là thành phần chính trong các loại mỹ phẩm?
Qua những câu hỏi và thắc trên lại lý giải điều hoàn toàn ngược lại. Vì trên thực tế, phần lớn các chất tẩy rửa đều gây ra nguy cơ tương tự nếu bạn sử dụng nhiều và thường xuyên.
Sử dụng liên tục chất tạo bọt trong sữa rửa mặt có thể gây kích ứng da ở một số người, các biểu hiện như: khô da, làm xuất hiện các vết đỏ và kích ứng mắt.
Chứ thực tế nó không nguy hại như những gì đồn đoán. Sử dụng Natri Laureth Sunfat với nồng độ thích hợp hoàn toàn an toàn cho người dùng và nên là thành phần chính trong các loại mỹ phẩm.
Nếu bạn gặp phải các vấn đề do da nhạy cảm với thành phần Sodium Lauryl Sulfate thì nên tránh các sản phẩm có chứa chất này hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
Để biết thêm thông tin chi tiết về gia công mỹ phẩm, các sản phẩm chứa Sodium Lauryl Sulfate, bạn hãy liên hệ với IFREE – Công ty sản xuất mỹ phẩm độc quyền tại Việt Nam qua số hotline 094.200.2020 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
Sodium Laureth Sulfate (SLES) được sản xuất từ rượu béo đặc biệt, thường có nguồn gốc từ dầu cọ hoặc dầu dừa. Quá trình sản xuất bao gồm việc thêm ethylene oxide vào rượu béo để tạo ra SLES.
SLES (Sodium Laureth Sulfate) và SLS (Sodium Lauryl Sulfate) đều là chất hoạt động bề mặt và chất tạo bọt. Tuy nhiên, SLES có thêm ethylene oxide, làm cho nó dịu nhẹ hơn và ít gây kích ứng da so với SLS.
SLES có thể gây kích ứng da ở một số người, đặc biệt là những người có da nhạy cảm. Mức độ kích ứng phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với sản phẩm chứa SLES. Tuy nhiên, khi sử dụng đúng nồng độ cho phép, SLES được coi là an toàn cho da.
Hiện tại, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy SLES gây ung thư. Các cơ quan y tế và tổ chức quốc tế như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đánh giá SLES và kết luận rằng nó an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân ở nồng độ cho phép.
SLES có thể được sử dụng trong các sản phẩm dành cho trẻ em, nhưng cần đảm bảo rằng nồng độ SLES thấp và phù hợp với da nhạy cảm của trẻ. Các sản phẩm dành cho trẻ em thường được điều chỉnh để giảm nguy cơ kích ứng da. Nếu có lo ngại về da của trẻ, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.