Dầu gội đầu là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ đơn giản là giúp làm sạch bụi bẩn bám trên tóc mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hôm nay, công ty gia công mỹ phẩm IFREE sẽ chia sẻ với bạn những thành phần dầu gội đầu tốt cho tóc và những thành phần độc hại có trong dầu gội đầu.
1. Định nghĩa và thành phần dầu gội
Sau đây là định nghĩa và thành phần dầu gội thường có:
1.1 Dầu gội đầu là gì?
Dầu gội đầu (tiếng Anh: shampoo) là các chế phẩm ở dạng lỏng nhớt được sử dụng với mục đích loại bỏ dầu, bụi bẩn, gàu và các chất bẩn khác trong môi trường tích tụ trên tóc và da đầu.
1.2 Thành phần dầu gội
1.2.1 Nước
Nước khử ion chiếm từ 70% đến 80% trong bảng thành phần dầu gội của hầu hết các loại có trên thị trường. Nước trong dầu gội đóng vai trò làm môi trường hòa tan, tạo độ lan tỏa cho các thành phần khác, giúp sử dụng dễ dàng hơn và giúp giảm kích ứng khi đã làm giảm nồng độ các hoạt chất khác.
1.2.2 Chất hoạt động bề mặt
Đây là chất chiếm tỷ lệ đứng thứ 2 trong bảng thành phần khi chiếm tới 10% đến 20% là chất làm giảm sức căng bề mặt giữa nước và dầu với khả năng làm sạch bụi bẩn và dầu nhờn tốt. Các chất hoạt động bề mặt thường có trong dầu gội đầu là: Ammonium Lauryl Sulfate (ALS), Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Sodium Laureth Sulfate (SLES), Decyl Glucoside và Lauryl Glucoside (c12-16).
Trước kia nhiều người hay ghét bỏ thành phần SLS và SLES vì những tác hại của nó tới sức khỏe. Tuy nhiên, gần đây các chất hoạt động bề mặt đã được “minh oan” khi được sử dụng đúng tỷ lệ cho phép với công thức phù hợp, không gây ảnh hưởng tới tóc và da đầu. Trên thực tế, chất hoạt động bề mặt có thể đóng nhiều vai trò, ví dụ: chất làm ướt, chất tạo bọt, chất phân tán và chất nhũ hóa.
1.2.3 Chất hỗ trợ tạo bọt
Bọt được tạo ra khi các chất tạo bọt trong dầu gội trộn với không khí và nước. Chất hỗ trợ tạo bọt thường chiếm 5% đến 10% công thức và được thêm vào để giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn. Để tạo bọt tốt nhất, dầu gội thường thêm vào các chất hoạt động bề mặt thứ cấp như Cocamide DEA, MEA hoặc TEA/Cocamidopropyl Betaine.
1.2.4 Chất làm đặc
Là thành phần phụ trong dầu gội thường sẽ có muối hoặc các dẫn xuất polyme nhằm giúp sản phẩm trở nên đặc hơn. Các chất làm đặc hay được sử dụng như Natri Clorid, Amoni Clorid, Xanthan Gum, dẫn xuất cellulose, HEC – Hydroxyethyl Cellulose…
1.2.5 Các chất giữ ẩm và làm mềm tóc
Giúp giữ ẩm cho sợi tóc không bị khô, các lớp vảy trên lớp cutin sẽ xếp liền vào nhau, làm tóc óng ả hơn. Các chất giữ ẩm làm mềm thường sử dụng như Polyquaternium/Quaternium, Sodium Citrate, Dimethicone/Cyclomethicone, Panthenol, Dầu hạt phỉ, Bơ hạt mỡ…
1.2.6 Chất bảo quản
Trong thành phần dầu gội thì chất bảo quản có nhiệm vụ ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc khi tiếp xúc với nước, giúp phát huy hiệu quả tính năng của dầu gội và đảm bảo mức độ an toàn cho vùng da đầu. Các chất bảo quản thường thấy trong dầu gội như Naturotics Plus, DMDM Hydantoin, PE 9010, natri benzoat, benzyl alcohol, phenoxyethanol…
1.2.7 Các thành phần khác
Các sản phẩm dầu gội đầu trên thị trường hiện nay thường thêm vào một số thành phần hoạt tính đặc trị như acid salicylic, kẽm pyrithion nhằm mục đích trị liệu các vấn đề về da đầu như trị gàu, nấm ngứa, rụng tóc…
Một số hoạt chất chiếm tỷ lệ rất nhỏ cũng được đưa vào thành phần dầu gội để tạo màu, tạo mùi, cân bằng pH, các thảo dược và vitamin…
1.2.8 Các thành phần dầu gội nên tránh
Như đã nói ở trên, vẫn rất nhiều người e ngại khi thấy bảng thành phần trong dầu gội có chứa các chất hoạt động bề mặt hoặc chất bảo quản. Tuy không phải chất nào cũng độc hại nhưng vẫn có vài thành phần mà bạn nên tránh khi mua dầu gội:
Paraben
Paraben được xếp vào danh mục thành phần độc hại trong các sản phẩm mỹ phẩm. Hãy cẩn thận khi thấy những hoạt chất sau: Butylparaben, Ethylparaben và Methylparaben.
(SLS) và (SLES)
Các chất hoạt động bề mặt nhôm Sunfat đều có tính tẩy mạnh, khi có trong dầu gội chúng sẽ giúp lấy đi dầu nhờn và bụi bẩn nhưng cũng đồng thời lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da đầu làm phá hỏng kết cấu tóc và làm khô da đầu nếu được sử dụng với tỷ lệ cao.
Propylene glycol
Thường được dùng để giữ độ ẩm trên da, tuy nhiên chất này có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho mắt, da và phổi nếu tỷ lệ trên 2%.
Diethanolamine (DEA)
DEA đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm tại Canada vì những kích ứng nó gây ra cho cơ thể và còn là chất độc hại có khả năng gây ung thư.
Formaldehyde
Formaldehyde là một chất bảo quản phổ biến nhưng đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư ở người, gây hen suyễn hoặc ngộ độc nếu hít phải.
Dimethicone
Mặc dù là chất được đưa vào để giữ ẩm làm mềm tóc thế nhưng Dimethicone lại có tác dụng phụ là khiến da đầu nhờn bết, bí tắc chân tóc gây viêm ngứa.
Một số thành phần trong dầu gội gây hại khi ở nồng độ cao như: (DEA) và (TEA), Triclosan, Cồn, PVP/VA, Natri clorua (muối)…
2. Ưu điểm và nhược điểm của dầu gội
Ưu điểm | Nhược điểm |
Khả năng làm sạch ưu việt, nhanh chóng loại bỏ các chất bẩn trên tóc như gàu, mồ hôi, dầu nhờn, bụi bẩn… | Phần lớn các loại dầu gội trên thị trường hiện nay đều chứa hóa chất có hại: Sodium lauryl sulfate (SLS), Sodium Bicarbonate, Ketoconazole, Zinc pyrithione, Selenium sulphide, (DEA), (TEA),… nếu sử dụng thường xuyên. |
Có khả năng tạo nhiều bọt giúp cho quá trình massage da dầu dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn. | Vẫn có thể gây kích ứng niêm mạc mắt, da và cơ thể. |
Làm tăng mức độ bóng mượt và chắc khỏe cho mái tóc. Giúp tóc mềm mại, giảm thiểu tình trạng xơ rối. | Chất tẩy rửa mạnh dễ lấy đi lớp dầu có lợi. Nếu chứa chất silicon có thể làm khô cứng tóc, xơ và gãy rụng… |
Bảng so sánh ưu nhược điểm của dầu gội hiện nay
3. Các tiêu chuẩn của dầu gội
Một loại dầu gội đầu tốt phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Không chứa các thành phần có hại.
- Hạn chế chất sulfate (chất tạo bọt).
- Có độ pH phù hợp và cân bằng tốt.
- Thành phần dầu gội từ thiên nhiên và thảo dược.
- Dầu gội dịu nhẹ với da đầu, không gây khô da và hư tổn tóc.
- Làm sạch tốt, tạo bọt nhanh, dễ rửa trôi nhưng không làm khô tóc.
- An toàn cho da đầu và không gây nên các tình trạng kích ứng cho cơ thể.
- Có hiệu quả đặc trị rõ ràng: sạch gàu, giảm gãy rụng, phục hồi…
- Làm cho tóc bóng mượt, dễ chải.
4. Chọn thành phần dầu gội phù hợp với từng loại tóc
Ở mỗi loại tóc sẽ có các thành phần dầu gội phù hợp khác nhau vì thế có sự cách chọn dầu gội phù hợp cho từng loại tóc khác nhau. Cụ thể như:
4.1 Chọn dầu gội cho tóc rụng
Nếu tóc bạn rụng khắp mọi nơi, tóc thưa và mỏng thì hãy lựa chọn các thành phần dầu gội có chứa vitamin, axit amin và keratin. Những chất này sẽ giúp nuôi dưỡng và giữ vững kết cấu cho tóc, hạn chế lượng tóc rụng và làm cho chân tóc ngày càng khỏe mạnh.
4.2 Chọn dầu gội cho tóc dầu
Mái tóc dầu là gì? là khi vừa mới gội đầu xong khoảng 2 tiếng bạn vuốt tóc đã cảm thấy nhờn. Lúc này đây cách giải quyết cũng khá đơn giản, bạn hãy chọn thành phần trong dầu gội bổ sung thêm các chất dưỡng tóc và kết hợp với gội đầu thường xuyên. Nếu cảm thấy quá nhanh bết thì có thể sử dụng thêm dầu gội khô để hút bớt dầu.
4.3 Thành phần dầu gội cho tóc gàu
Bạn ngứa ngáy và khó chịu khi bị gàu? Hãy thử cách này xem sao, luân phiên sử dụng 3 loại dầu gội trị gàu đan xen với dầu gội thường:
- Loại 1: Có thành phần salicylic acid (giúp tẩy tế bào chết trên da đầu).
- Loại 2: Có chứa selenium sulfide là một chất làm dịu da đầu.
- Loại 3: Chứa thành phần pyrithione zinc giúp kháng viêm.
4.4 Thành phần dầu gội cho tóc nhuộm
Tóc đã qua xử lý hóa chất và chịu tác động của các loại máy nhiệt độ cao gây hư tổn cho tóc thì lúc này bạn cần các loại dầu gội có thể phục hồi cho tóc. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn những thành phần dầu gội có khả năng chống oxy hóa như vitamin E và các chất giàu protein cùng chất dưỡng ẩm để bảo vệ mái tóc và bổ sung dưỡng chất.
4.5 Thành phần dầu gội cho tóc uốn xoăn, sợi to
Tóc xoăn sợi to thường khá khô xơ và có cấu trúc tóc hư tổn. Trường hợp này bạn nên bổ sung độ ẩm cho tóc bằng các sản phẩm dầu gội có chứa thành phần như bơ hạt mỡ, dầu hạt macadamia, dầu jojoba, dầu dừa…để mái tóc được đủ ẩm, cân bằng được lượng dầu tự nhiên của mái tóc.
4.6 Chọn dầu gội cho tóc khô và hư tổn
Nếu tóc bạn trông xơ xác và dễ gãy rụng thì điều đầu tiên nên tránh đó là các loại dầu gội, dầu xả chứa chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS). Sau đó bạn cần phục hồi lại bề mặt sợi tóc bằng dầu gội chứa vitamin và dưỡng ẩm. Hãy chọn những dầu gội có độ pH < 4,5 để có thể cân bằng pH giữa da và tóc.
4.7 Chọn dầu gội cho tóc chẻ ngọn
Tình trạng chẻ ngọn là dấu hiệu báo rằng tóc bạn đang hư tổn do tác động từ môi trường (nắng nóng, tia UV, khói bụi,…) và cần phải phục hồi cũng như bảo vệ tóc. Hãy chọn loại dầu gội có chứa tinh dầu dưỡng như dầu jojoba, tinh dầu oliu, tinh dầu macca để phục hồi tóc và bảo vệ mái tóc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thành phần dầu gội trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn kinh doanh các sản phẩm tóc thì IFREE chính là đơn vị gia công mỹ phẩm tóc uy tín, trọn gói, giá rẻ đáng để bạn lưu tâm. Bên cạnh đó IFREE còn cung cấp dịch vụ gia công mỹ phẩm trọn gói hỗ trợ mọi vấn đề từ sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
IFREE – Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng”.
Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.
Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.
Webiste: https://ifree.vn/
Hotline: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn