Kinh doanh mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực kinh doanh đang rất sôi động và cạnh tranh nhất hiện nay. Do nhu cầu chăm sóc làm đẹp của giới trẻ ngày càng tăng, quả thật đây là một miếng bánh vô cùng béo bở cho những người mới bắt đầu kinh doanh.
Để vận hành một shop kinh doanh mỹ phẩm, chúng ta không chỉ cần trang bị đầy đủ và mặt tài chính mà còn cả kiến thức chuyên môn.
Nếu bạn còn cảm thấy băn khoăn về việc mở shop mỹ phẩm cần những gì? nên bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, bài viết này là dành cho bạn, iFREEsẽ bật mí cho bạn 12 bước mở shop mỹ phẩm bán lẻ thành công kiếm doanh thu cực khủng.
1. Bạn sẽ bán mặt hàng, sản phẩm mỹ phẩm nào?
Với kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm, điều đầu tiên phải nghĩ tới đó là sản phẩm mà bạn muốn buôn bán. Ngành mỹ phẩm rất đa dạng sản phẩm, bạn hãy tìm hiểu xem sản phẩm nào đang hot trên thị trường, tìm hiểu những dòng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao. Đó có thể là đồ make up, son, kem chống nắng, sữa rửa mặt, kem dưỡng da,…
Hiện nay trên thị trường có vô số thương hiệu mỹ phẩm nối tiếng cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ cứ mua hết những sản phẩm này là bạn sẽ bán được, đặc biệt nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trước khi quyết định kinh doanh các loại mặt hàng, sản phẩm của thương hiệu mỹ phẩm nào đó. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu về xu hướng làm đẹp chung hiện nay, tìm hiểu về thị trường xung quanh, phân tích đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ đó, bạn mới có thể hình dung ra được bức tranh tổng thể về mô hình kinh doanh của mình và lên danh sách các sản phẩm cần bán.
Nếu như bạn chưa biết thì những thương hiệu mỹ phẩm lớn thường không cho bất kỳ đơn vị cửa hàng nào kinh doanh sản phẩm mang tên thương hiệu của họ. Trừ khi đó là nhà phân phối, các đại lý được uỷ quyền hoặc những cửa hàng dưới sự quản lý của họ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin để tránh xảy ra những xung đột pháp lý không đáng có.
>>> Tham khảo ngay: Học gia công mỹ phẩm trọn gói uy tín nhất hiện nay
2. Mở shop mỹ phẩm cần chọn nguồn hàng đáng tin cậy
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm được rất nhiều nguồn hàng mỹ phẩm trên thị trường. Bạn có thể lựa chọn hình thức đường chính ngạch ( nhập hàng từ các đơn vị phân phối, đại lý chính hãng) hoặc tiểu ngạch (xách tay). Và nếu được bạn hãy hợp tác với các đơn vị sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu để tạo ra sản phẩm mang tên thương hiệu riêng của mình.
2.1 Nhập hàng mỹ phẩm từ các nhà phân phối, đại lý chính hãng tại Việt Nam
Với hình thức nhập hàng mỹ phẩm từ các đơn vị phân phối, đại lý chính hãng thì có ưu điểm là giá thành sản phẩm tương đối rẻ và số lượng nguồn hàng ổn định. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có một số vốn tương đối lớn. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mỹ phẩm là một sự lựa chọn khá an toàn giúp bạn tâm hơn về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về thông tin các công ty, đại lý trước khi nhập hàng mỹ phẩm. Vì rất nhiều kẻ gian gắn mắc đại lý uỷ quyền để lừa đảo khách hàng, bán những sản phẩm kém chất lượng. Tại Việt Nam, có rất nhiều đại lý cung cấp đa dạng các loại sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu mỹ phẩm khác nhau. Nhưng cũng có một số đại lý uỷ quyền chỉ cung cấp độc quyền 1 thương hiệu mỹ phẩm duy nhất. Điều này khiến những sản phẩm mỹ phẩm chính ngạch thường không đa dạng mẫu mã bằng đường tiểu ngạch.
>> Xem chi tiết: Top 10 nguồn sỉ mỹ phẩm Hàn Quốc giá rẻ, uy tín tại Việt Nam
2.2 Nhập hàng mỹ phẩm qua đường tiểu ngạch
Một số hình thức nhập hàng mỹ phẩm qua đường tiểu ngạch như: Công tác viên với các tiếp viên hàng không, nhờ người thân mua hộ, order mỹ phẩm từ nước ngoài,… Với hình thức này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được đa dạng mẫu mã sản phẩm, mang các sản phẩm hot từ thị trường nước ngoài về Việt Nam bán. Tuy nhiên, bạn cần phải có kinh nghiệm trong việc kiểm định chất lượng hàng thật – giả, hàng nhái, kém chất lượng vì chúng dễ bị trà trộn với nhau.
2.3 Hợp tác với đơn vị gia công mỹ phẩm tại Việt Nam để tạo ra thương hiệu riêng
Hợp tác với các đơn vị gia công mỹ phẩm theo yêu cầu tại Việt Nam chính là cách để bạn tự tạo ra sản phẩm mang tên thương hiệu riêng của mình. Nó đáp ứng đầy đủ về nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nội địa chât lượng có nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm và công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.
Hiện nay, IFREE chính là một trong những đơn vị sản xuất và gia công mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Từ nguồn nguyên liệu chính hãng, dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn cGMP được Bộ Y Tế chứng nhận luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm được đưa tới tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, IFREE còn có chính sách hỗ trợ khách hàng từ cách xây dựng thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm, tư vấn chiến lược kinh doanh, marketing,… đến các thủ tục pháp lý và khâu đóng gói sản phẩm.
>> Xem chi tiết: Gia công mỹ phẩm Hàn Quốc độc quyền, trọn gói
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi mở shop mỹ phẩm
Khi đã xác định được sản phẩm kinh doanh và nguồn hàng đáng tin cậy, bạn cần nghiên cứu thị trường mỹ phẩm. Khảo sát về nhu cầu của khách hàng, đồng thời phân tích các đối thủ cạnh tranh xung quanh để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với cửa hàng của mình.
Từ những dữ liệu được phân tích, bạn có thể dự đoán chi phí cũng như doanh thu hàng tháng, thời gian hòa vốn và chiến lược quảng cáo hiệu quả. Nếu bạn không có kỹ năng chuyên môn về nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất bạn nên tìm một đơn vị tư vấn. Về vấn đề này, bạn không cần phải lo lắng nếu hợp tác với đơn vị gia công mỹ phẩm – IFREE. Chúng tôi sẽ giúp bạn nghiên cứu và phân tích thị trường mỹ phẩm một cách cặn kẽ nhất.
4. Xác định đối tượng khách hàng
Không riêng gì kinh doanh mỹ phẩm, điều đầu tiên cần quan tâm khi xây dựng kế hoạch kinh doanh cho bất kỳ ngành hàng nào là đối tượng mục tiêu của bạn là ai và thói quen mua sắm của họ là gì để xác định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh và mức vốn đầu tư phù hợp.
Ví dụ: Nếu bạn xác định đối tượng khách hàng cửa hàng của mình là doanh nhân, nhân viên văn phòng thì bạn nên chọn bán sản phẩm đến từ những thương hiệu mỹ phẩm cao cấp. Còn nếu là học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp thì nên bán các dòng sản phẩm mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade,…
5. Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết
Nếu muốn kinh doanh mỹ phẩm thành công trước hết bạn cần lập cho mình một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết. Điều này giúp cửa hàng của bạn được vận hành ổn định và tăng hiệu quả bán hàng cũng như giảm thiểu các rủi ro phát sinh.
Thông thường, kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết cho một cửa hàng bán lẻ bao gồm: Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh, tệp khách hàng mục tiêu và tiềm năng, tổng chi phí mở cửa hàng, chi phí quảng cáo marketing, phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp, chi phí rủi ro phát sinh, kế hoạch mở rộng quy mô cửa hàng, cách bán hàng,…
Nếu không lập bảng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết, rõ ràng có nguy cơ bạn sẽ đi sai hướng so với các dự định, mục tiêu phát triển cửa hàng ban đầu.
6. Xác định quy mô mở shop mỹ phẩm dựa vào nguồn vốn
Nguồn vốn có thể ảnh hưởng lớn đến quy mô kinh doanh của bạn. Dù vốn ít hay nhiều thì bạn cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng, vì ngoài những chi phí cố định khi đầu tư vào cửa hàng như thuê mặt bằng, thiết kế, tiền hàng, thuê nhân viên,… và còn nhiều chi phí phát sinh khác.
6.1 Vốn nhập nguồn hàng
Chi phí nhập hàng mỹ phẩm luôn là khoản đầu tiền bạn cần quan tâm khi bắt đầu xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách cho cửa hàng kinh doanh cửa mình. Vì đây là khoản đầu tư chiếm tỷ lệ kinh phí lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Bạn cần cân nhắc kỹ về nguồn để có thể điều chỉnh, nhập số lượng sản phẩm sao cho phù hợp.
Để giảm thiểu rủi ro tồn kho, bạn nên chọn những sản phẩm đang hot trên thị trường. Dựa vào số lượng tìm kiếm sản phẩm, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng mà lựa chọn, cân nhắc với khả năng tài chính của mình. Bạn nên dành khoảng 50% nguồn vốn để đầu tư nhập hàng sản phẩm. Thông thường, số vốn mà bạn cần chuẩn bị cho đợt nhập hàng đầu tiên vào khoảng 70-100 triệu. Đây là mức giá trung bình để bạn có thể nhập hàng.
Còn nếu nguồn vốn đủ nhiều, bạn sẽ có nhiều cơ hội đầu tư được nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm hơn, đa dạng về mẫu mã, thương hiệu,… Đáp ứng được nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng. Từ đó, lợi nhuận thu về cùng sẽ nhiều hơn.
>> Xem chi tiết: Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
6.2 Chi phí thuê mặt bằng
Nhắc đến kinh phí để mở cửa hàng mỹ phẩm chắc chắn sẽ không thể bỏ qua chi phí thuê mặt bằng. Tùy vào quy mô và vị trí mà giá thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng về khoản đầu tư này vì khi mới bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm, thương hiệu của bạn vẫn chưa có nhiều người để ý. Nếu đầu tư quá nhiều vào mặt bằng mà không bán được hàng thì đó sẽ trở thành gánh nặng về mặt tài chính của bạn.
Chi phí để thuê mặt bằng gần trung tâm sẽ dao động từ 15 – 20/ 1 tháng triệu tùy vào từng thời điểm, bạn cần phải đặt cọc trước 3 – 6 tháng. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư vào hạng mục này.
6.3 Phí thuê nhân viên bán hàng
Mặc dù bạn có thể quản lý và trở thành nhân viên bán hàng cho chính cửa hàng của mình. Nhưng nếu cửa hàng của bạn tương đối lớn, bạn cần trích một khoản tiền nhỏ ra để thuê nhân viên phụ bán hàng. Hãy tìm những bạn nữ trẻ có kinh nghiệm bán hàng và am hiểu về mỹ phẩm để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng. Với mức giá trên thị trường hiện nay, chi phí để bạn thuê nhân viên bán hàng khoảng từ 18-20k/1h, tức khoảng 6-7 triệu/ 1 tháng.
6.4 Vốn dự trù trong quá trình hoạt động
Vốn dự trù trong quá trình vận hành cửa hàng là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì khi mới cửa hàng mới bước vào hoạt động, bạn rất có thể sẽ phải chịu lỗ trong những tháng đầu tiên. Việc dự trù một khoản vốn nhất định sẽ giúp cửa hàng của bạn được hoạt động ổn định. Việc duy trì hoạt động trong những giai đoạn đầu tiên là yếu tố quyết định sự tồn tại của cửa hàng.
Hầu hết các cửa hàng mới mở đều có ít khách, chính vì thế dự trù vốn trong khoảng thời gian đầu là điều rất cần thiết. Ngoài ra, có khoản vốn dự trù sẽ giúp bạn có cơ hội nhập thêm những sản phẩm mới, hot trên thị trường. Giúp đa dạng hóa dòng sản phẩm của cửa hàng mình để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Thông thường, mức vốn để dự trù trong quá trình hoạt động rơi vào khoảng 50 triệu là hợp lý.
7. Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp
Những mặt hàng mỹ phẩm thường khá nhỏ và không chiếm quá nhiều diện tích trưng bày. Vì vậy, khi mới mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm bạn chỉ nên chọn mặt bằng có diện tích khoảng 30 – 40m2 là hợp lý. Khi lựa chọn mặt bằng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Hãy chọn những mặt bằng gần khu đông dân cư sinh sống hoặc gần các công ty văn phòng.
- Không nên mở cửa hàng ở các ngã 4, ngã 3 đường vì số lượng xe lưu thông qua lại trên đường này rất nhiều. Sẽ gây ồn ào, kẹt xe, khói bụi ảnh hưởng tới cửa hàng. Đặc biệt là khách hàng khó có thể tiếp cận cửa hàng của bạn hơn.
- Chọn mặt bằng có con đường đi lại dễ dàng thuận tiện. Có chỗ giữ xe cho khách hàng thoải mái mua sắm.
- Nếu bạn muốn thuê mặt bằng trên đường một chiều, hãy chọn vị trí nằm bên tay phải.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều cửa hàng mỹ phẩm nổi tiếng được đông đảo giới trẻ biết đến đều là những cửa hàng mỹ phẩm có diện tích vừa phải, phần lớn là nằm trong hẻm.
Vì vậy, bạn hãy nhớ rằng vị trí cửa hàng mỹ phẩm chỉ là một trong những yếu tố nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Điều quan trọng để thu hút khách hàng đó là chất lượng và giá thành của sản phẩm cũng như sự nhiệt tình, tận tâm phục vụ khách hàng.
8. Đăng ký kinh doanh và hoàn thành tất cả các thủ tục mở cửa hàng bán mỹ phẩm
Để mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm bắt buộc bạn cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh mỹ phẩm. Nếu đăng ký kinh doanh bạn sẽ được nhà nước và pháp luật bảo vệ cũng như thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
Để hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh mỹ phẩm bạn cần đến những cơ quan, cục quản lý tại địa phương mà bạn mở cửa hàng. Khi đăng ký tên kinh doanh mỹ phẩm, hãy chú ý đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ, phản ánh chính xác lĩnh vực kinh doanh cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lên hệ, làm việc với các cơ quan chức năng để hoàn thành một số thủ tục liên quan như: Mã số thuế, đăng ký tên thương hiệu cửa hàng mỹ phẩm,…
>> Xem chi tiết: Quy trình đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm
9. Thiết kế và trang trí shop mỹ phẩm
Thiết kế và trang trí cửa hàng mỹ phẩm là khâu vô cùng quan trọng và đơn giản. Nó không chỉ tạo ra nét đặc trưng giúp thu hút khách hàng mà cách bố trí sản phẩm hàng hoá giúp khách hàng thoải mái lựa chọn mua sắm.
Xác định phông cánh chủ đạo là bước cần thiết trước khi thiết kế và trang trí. Phong cách độc đáo, ấn tượng sẽ tạo nên sự khác biệt của cửa hàng bạn với các đối thủ khác. Bạn có thể lựa chọn phong cách thiết kế cửa hàng hiện đại, cao cấp hay cổ điển,…
Hoặc bạn có thể thiết kế, trang trí cửa hàng tùy thuộc vào tệp khách hàng mà bạn đang muốn hướng tới. Ví dụ đối với giới trẻ, bạn nên lựa chọn màu sắc trẻ trung, năng động. Còn đối với những khách hàng trung tuổi thì bạn nên lựa chọn màu sắc tối giản, thiết kế trang nhã sẽ là một điểm cộng lớn.
Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo rằng cửa hàng của mình luôn được vệ sinh sạch sẽ, không để bụi bẩn bám vào hàng hoá, sản phẩm. Và để thêm phần chuyên nghiệp cho cửa hàng, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm và trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ bán hàng như: máy in đơn, máy quét mã vạch,…
10. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng tại shop mỹ phẩm
Nếu quy mô cửa hàng bạn đủ lớn, việc thuê nhân viên bán hàng mỹ phẩm là điều cần thiết. Nhân viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn và tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng. Vì vậy, nên chọn những nhân viên có độ tuổi từ 18-25, có ngoại hình ưa nhìn và khả năng giao tiếp tốt. Đặc biệt, cửa hàng cần chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng tư vấn cho nhân viên và cũng như cung cấp đầy đủ kiến thức về các loại mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp.
11. Quảng cáo tiếp thị bán hàng cho shop mỹ phẩm
Với thị trường kinh doanh mỹ phẩm cạnh tranh như ngày nay, việc quảng cáo, marketing là bước cực kỳ quan trọng. Do cửa hàng mới hoạt động, chưa có nhiều khách nên bạn cần chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Quảng cáo có nhiều hình thức như tờ rơi, PR, email marketing, quảng cáo trên Google, quảng cáo mỹ phẩm trên Facebook,…
Tuỳ theo mô hình kinh doanh của cửa hàng bạn mà có thể lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ bạn bè, người thân giới thiệu sản phẩm của mình tới nhiều người khác để mở rộng lượng khách hàng.
Việc quảng cáo, xây dựng thương hiệu không chỉ thực hiện khi bạn vừa mở cửa hàng mà bạn cần thực hiện điều này thường xuyên và liên tục. Để thương hiệu cửa hàng của mình được tiếp cận tới nhiều tệp khách hàng mới cũng như giữ chân những khách hàng cũ.
Với nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng hiện nay, bạn không nên bỏ qua kênh bán hàng tiềm năng này. Bạn có thể xây dựng một website mua sắm để tiếp cận với lượng lớn khách hàng trực tuyến. Hoặc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki,… Bán hàng trên các mạng xã hội lớn như: Facebook, Instagram cũng là cơ hội để bạn thu về được nhiều lợi nhuận.
>> Xem chi tiết: 11 bí quyết bán hàng mỹ phẩm online cực hiệu quả
12. Thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Trong những khoảng thời gian đầu, việc tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá chính là cách hiệu quả nhất để thu hút và quảng bá thương hiệu cửa hàng của bạn. Bạn có thể áp dụng chương trình khuyến mãi cho từng mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng. Giá trị khuyến mại có thể được điều chỉnh linh hoạt theo từng dòng sản phẩm. Một số chương trình khuyến mãi hấp dẫn như:
- Mua 1 tặng 1
- Giảm giá theo hoá đơn
- Quà tặng cho đơn hàng giá trị cao
- Mua sắm khung giờ vàng
- Đặc quyền cho khách hàng thành viên, khách hàng vip
- Các dịp lễ đặc biệt dành cho phụ nữ như 8/3, 20/10
Chúng tôi hy vọng với 12 bước trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi mở shop mỹ phẩm cần những gì? Việc xây dựng một thương hiệu cửa hàng mỹ phẩm vô cùng khó khăn và vất vả. Để có được thành công bạn phải luôn kiên trì và học hỏi nhiều cái mới. Chúc bạn may mắn!
Đừng quên kết nối với IFREE để được tư vấn về kinh doanh shop mỹ phẩm từ A-Z với công thức mỹ phẩm gia công độc quyền, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cách bài bản nhất.