Mã số mã vạch – Dùng sao cho đúng

- NGUYỄN PHÚC HẠNH - - 968 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Với sự thật giả lẫn lộn hiện nay trên thị trường thì xu hướng quét mã số mã vạch sản phẩm để tìm hiểu rõ vè nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó đang trở nên ngày một thịnh hành tạo niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng. Và đây một trong các dịch vụ pháp lý được các Boss bên mình quan tâm nhiều đó chính là tạo ma vạch cho sản phẩm. Và dưới đây là một số điểm các Boss cần lưu ý khi muốn tạo mã vạch nhé!

1. Mã số mã vạch hàng hoá là gì?

Mã số mã vạch hàng hóa (Article Number Code) là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.

mã vạch là gì, Mã số mã vạch2. Phân loại mã số mã vạch hàng hóa

Mã số mã vạch hàng hóa là các ký hiệu dạng vạch và số dùng để nhận diện sản phẩm, được phân loại dựa trên mục đích sử dụng và cấu trúc. Dưới đây là các loại chính:

  • EAN-13: Mã vạch 13 số, phổ biến nhất toàn cầu, dùng cho hàng hóa bán lẻ (ví dụ: 893 cho Việt Nam). Gồm mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra.
  • EAN-8: Mã vạch 8 số, dùng cho sản phẩm nhỏ (như son môi), rút gọn từ EAN-13, phù hợp khi bao bì hạn chế diện tích.
  • UPC-A: Mã 12 số, chủ yếu dùng ở Mỹ và Canada, tương tự EAN-13 nhưng không có số 0 đầu tiên.
  • Code 128: Mã vạch chữ-số kết hợp, dùng trong logistics, vận chuyển, mã hóa thông tin phức tạp hơn (số lô, ngày sản xuất).
  • QR Code: Mã vạch 2 chiều, chứa nhiều dữ liệu (web, thông tin sản phẩm), phổ biến trong marketing và truy xuất nguồn gốc.
  • GS1-128: Dùng trong chuỗi cung ứng, mã hóa chi tiết như số lô, hạn sử dụng, hỗ trợ quản lý kho.

3. Quy trình đăng ký và cấp mã số mã vạch hàng hóa

Tại Việt Nam, việc đăng ký mã số mã vạch hàng hóa được quản lý bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), thông qua tổ chức GS1 Việt Nam. Quy trình gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký làm thành viên GS1 Việt Nam
    Doanh nghiệp nộp đơn gia nhập GS1 Việt Nam, đóng phí gia nhập (khoảng 1-2 triệu VND) và phí thường niên (dựa trên doanh thu, từ 500.000-2 triệu VND/năm).
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
    Hồ sơ gồm: đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu), giấy phép kinh doanh, danh mục sản phẩm cần cấp mã (tối đa 100-1.000 mã tùy gói).
  • Bước 3: Nộp hồ sơ
    Nộp trực tiếp tại GS1 Việt Nam (Hà Nội hoặc TP.HCM) hoặc qua cổng thông tin trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Bước 4: Xét duyệt và cấp mã
    Sau 5-7 ngày làm việc, GS1 cấp mã doanh nghiệp (4-5 số) và hướng dẫn tự lập mã sản phẩm (5 số). Ví dụ: mã Việt Nam 893 + mã doanh nghiệp 12345 + mã sản phẩm 00001.
  • Bước 5: In mã vạch
    Doanh nghiệp sử dụng phần mềm tạo mã vạch (như BarTender) và in lên bao bì, kèm số kiểm tra (tính theo công thức GS1).

Lưu ý: Mã được cấp có giá trị quốc tế, cần gia hạn phí hàng năm để duy trì quyền sử dụng.

4. Đừng bị các dịch vụ tạo mã số mã vạch 

Thông thường các dịch vụ ở văn phòng pháp lý sẽ thu tiền của các Boss theo 2 mục :
1. Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch
2. Dịch vụ tạo mã số mã vạch sản phẩm
Nhưng các Boss ơi, hãy cẩn thận với các dịch vụ và lưu ý khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch thì mình đã có một số lượng mã nhất định rồi, nên chỉ cần lên website để cập nhật sản phẩm và lấy số lấy vạch thôi, không cần cứ mỗi lần tạo mã là đóng tiền nhé.

5. Tại sao có mã số mã vạch rồi quét lại không ra?

Thông thường mọi người sẽ quét mã số mã vạch bằng các app Icheck, Barcode Việt,…nhưng thực chất các app như thế này là một dịch vụ bên ngoài hệ thông quản lý MSMV của quốc gia, chỉ khi Boss đăng ký với vác bên đó thì quét mã vạch của mình mới ra thôi. Còn app chính thống của Trung Tâm Mã số Mã vạch Quốc gia là Scan And Check (của GS1) thì quét mới ra được.

tại sao quet mã vạch không ra, Mã số mã vạch6. Lỗi thường gặp về mã số mã vạch hàng hóa

Khi sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể gặp một số lỗi phổ biến:

  • In ấn sai kích thước: Mã vạch quá nhỏ (dưới 80% kích thước chuẩn: 37,29mm x 25,93mm cho EAN-13) hoặc méo mó, khiến máy quét không đọc được.
  • Sai số kiểm tra: Tính toán số cuối (check digit) không đúng công thức GS1, dẫn đến mã không hợp lệ khi quét kiểm tra quốc tế.
  • Trùng lặp mã sản phẩm: Doanh nghiệp tự ý dùng lại mã cũ cho sản phẩm mới, gây nhầm lẫn trong quản lý và phân phối.
  • Mã giả mạo: Hàng giả in mã vạch không đăng ký hoặc sao chép từ sản phẩm chính hãng, nhưng không khớp thông tin khi tra cứu qua GS1.
  • Không cập nhật dữ liệu: Doanh nghiệp không khai báo thông tin sản phẩm lên hệ thống GS1, dẫn đến quét mã không ra thông tin, gây nghi ngờ về nguồn gốc.
  • Hỏng bao bì: Mã vạch bị mờ, rách hoặc che khuất trong quá trình vận chuyển, làm giảm khả năng nhận diện bằng máy quét.

Khắc phục: Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ công thức mã, đảm bảo chất lượng in ấn, đăng ký hợp pháp với GS1 và bảo quản bao bì cẩn thận để tránh lỗi trên.

7. Các mức xử phạt khi không đóng phí và sử dụng sai mã số mã vạch hàng hóa

Niên phí cho việc duy trì sử dụng mã số mã vạch cho các Boss nằm trong khoảng 500.000đ đến 1.000.000đ/năm tùy vào số lượng mã mà các Boss đăng ký từ trước.
Nhưng khi không thực hiện đóng. Phí sẽ bị phạt theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP, và mức xử phạt này cao hơn nhiều so với phí duy trì. Từ 2.000.000đ đến 50.000.000đ cho các mức xử phạt tùy trường hợp vi phạm
 
Chúc các Boss đăng ký thành công và sử dụng đúng nhé! Ngoài ra nếu các Boss còn chưa rõ vấn đề gì thì đừng ngần ngại liên hệ IFREE qua hotline 0942002020

IFREE – Top 5 công ty gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam.

Đạt chứng nhận cGMP, ISO, FDA, Vegan… đủ tiêu chuẩn xuất mỹ phẩm đi Hàn, Nhật, EU, Mỹ.

Webiste: https://ifree.vn/

Hotline: 094 200 20 20

Email: contact@ifree.vn

Đăng ký nhận báo giá

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn và hỗ trợ bạn!